1. Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua
a. Chuẩn bị lam kính chứa mẫu vật
Sử dụng một hộp sữa chua làm nguyên liệu để quan sát vi khuẩn.
+ Bước 1: Lấy một thìa sữa chua không đường pha loãng với 10 mL nước cất.
+ Bước 2: Dùng ống nhỏ giọt hút một lượng nhỏ dịch đã pha loãng, nhỏ một giọt lên lam kính.
+ Bước 3: Đậy lamen lên mẫu vật.
+ Bước 4: Dùng giấy thấm thấm nhẹ quanh viền lamen để loại bỏ nước thừa.
b. Quan sát bằng kinh hiển vi
+ Bước 1: Đặt lam kính đã chuẩn bị lên bàn kính của kính hiển vi và nhìn từ ngoài (chưa qua thị kính) để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên lam kính vào giữa vùng sáng.
+ Bươc 2: Quan sát toàn bộ lam kính ở vật kính 10x để bước đầu xác định vị trí có nhiều vi khuẩn.
+ Bước 3: Chỉnh vùng có nhiều vi khuẩn vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát ở vật kính 40x để quan sát rõ hơn hình dạng của vi khuẩn.
2. Làm sữa chua
+Bước 1: Đun sôi 1 lít nước sau đó để nguội đến khoảng 50 oC (sử dụng nhiệt kế để đo).
+ Bước 2: Đổ hộp sữa đặc vào cốc đựng rồi thêm nước ấm vào để đạt 1 lít, trộn đều để sữa đặc tan hết. Sau đó đổ thêm hộp sữa chua vào hỗn hợp đã pha và tiếp tục trộn đều.
+ Bước 3: Rót toàn bộ hỗn hợp thu được vào các lọ thủy tinh sạch đã chuẩn bị, đặt vào thùng xốp và đậy nắp lại để giữ ấm tù 10 - 12 giờ.
Sau thời gian ủ ấm, lấy sản phẩm ra bảo quản trong tủ lạnh.
Đáp án:I. Chuẩn bị1. Thiết bị, dụng cụ
Kính hiển vi
Lam kính và lamen
Ống nhỏ giọt
Nhiệt kế nấu ăn
Giấy thấm
Cốc thủy tinh
Thùng xốp có nắp
Lọ thủy tinh
Ngoài ra cần chuẩn bị một số dụng cụ: cốc 1,2 lít, thìa trộn, nước cất (hoặc nước lọc), ấm đun nước.
2. Nguyên liệu, mẫu vật
Lưu ý: Không sử dụng mẫu vật sữa chua có đường.
II. Tiến hành1. Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua
a. Chuẩn bị lam kính chứa mẫu vật
Sử dụng một hộp sữa chua làm nguyên liệu để quan sát vi khuẩn.
b. Quan sát bằng kinh hiển vi
2. Làm sữa chua
Sau thời gian ủ ấm, lấy sản phẩm ra bảo quản trong tủ lạnh.
Lưu ý: Có thể thay nước lọc bằng sữa tươi. Khi sử dụng sữa tươi chỉ cần đun ấm đến 50 oC, không đun sôi.
3. Quan sát các mẫu vi khuẩn khác hoặc tiêu bản nhuộm (nếu có)
Dùng các tiêu bản nhuộm một số loại vi khuẩn, quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 10x và 40x.
Tiêu bản vi khuẩn lactic được nhuộm bằng xanh methylen quan sát dưới kính hiển vi.
❗ Phương pháp nhuộm Gram được phát minh bởi nhà khoa học Hen Krit-chừn Gioa-chim G-ram (Hans Christian Joachim Gram). Dựa vào màu sắc của vi khuẩn sau khi nhuộm Gram, người ta có thể phân biệt được hai nhóm vi khuẩn: nhóm Gram âm (màu đỏ hồng) và nhóm Gram dương (màu tím). Phần lớn những vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Gram âm. Biệt được vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm nào sẽ giúp chúng ta sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp để điều trị bệnh đạt hiệu quả.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK