Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 viết bài bình luận về bài củ khoai nướng giúp...

viết bài bình luận về bài củ khoai nướng giúp mình nhé #Nocopy câu hỏi 3145810 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết bài bình luận về bài củ khoai nướng giúp mình nhé #Nocopy

Lời giải 1 :

   Khi những cơn gió lạnh đầu mùa len lỏi qua những tán lá cây, ai cũng quàng thêm cho mình chiếc khăn, mặc thêm tấm áo khoác ấm. Theo thời gian con người ta lớn lên, dần dần món ăn vặt ngày nào cũng dần rơi vào quên lãng thay vào đó là những mối bận tâm khác. Nhưng chiều nay, khi đang rảo bước trên con phố nhỏ về nhà, hình ảnh thân thuộc ngày nào lại chợt hiện về rõ, nguyên một dãy hàng bán khoai, ngô nướng khiến con tim bồi hồi, rạo rực nhớ lại những ngày xưa kia.
   Tấp vào một hàng nhỏ bên đường, đang có nhiều người đợi để mua cho mình món nướng thân quen từ thuở nhỏ. Những củ khoai lang to mập, những bắp ngô vàng ruộm, lốm đốm những chấm than đỏ cùng hương thơm bay lên khiến ai đứng gần cũng đều cảm thấy ấm áp, ngọt ngào. Có thể nói, ngô, khoai nướng thì chẳng có gì đặc biệt, nhưng mỗi khi đông về, ngoài trời lất phất những hạt sương rơi, bạn mới cảm nhận được hết cái thú ăn ngô nướng và mùa đông.
   Bởi ngay từ lúc bắp ngô, củ khoai nằm trên than hồng, ai nấy cũng đã ấm áp rồi. Một cái bếp nhỏ cũ kỹ, một chút than vừa hồng có sức hút kỳ lạ khiến bao người xúm lại mà thi nhau xuýt xoa từng hơi ấm. Chị Bán hàng người dân tộc Thái, tay quạt tay quay những củ khoai, bắp ngô đều đặn, nhịp nhàng.
   Cứ thế, ngô, khoai được lật đều, chớm vừa nhiệt trên bếp than củi kêu lép bép, chín dần mà không cháy, trông cứ dẻo quẹo đi. Khi khoai, ngô đã chín, người bán dùng giấy gói lại để giữ ấm cho củ khoai và giúp người mua không bị bỏng tay khi cầm. Mân mê củ khoai, bắp ngô vẫn còn đang nóng hổi, vừa để giữ ấm cho đôi bàn tay, lại như vừa được chạm vào cả một miền ký ức, mộc mạc, bình dị.

   Mùi khoai lang nướng thơm nức mũi làm tôi thèm chảy nước miếng. Vị ngọt lịm của khoai được ủ lâu ngày, cảm giác bùi bùi tan chảy trong miệng làm tôi không thể kềm lòng. Tôi vừa thổi vừa bóc vỏ khoai, vừa cắn như sợ ai giành phần.
   Cái ngọt bùi của tinh bột khoai vừa chín, mùi khen khét nhè nhẹ, nồng nồng của lớp vỏ cứ thế giữ chân những ai ngang qua đây. Nhẹ nhàng lột bỏ lớp vỏ mỏng tang, hơi nóng bốc lên từ ruột khoai khiến người ăn cảm thấy thích thú vô cùng. Cầm củ khoai nóng thơm lừng trên tay cho ấm rồi bẻ ra, cắn miếng lớn để sưởi ấm cái dạ dày đang sôi réo, nghe vị khoai bùi ngọt tan trong miệng, ta chợt thấy ấm lòng Ăn ngô là phải ăn thong thả, từng hạt một, nhấm nháp cẩn thận để cảm nhận vị sữa ngô thấm đượm vào đầu lưỡi, ngọt ngọt, béo béo.

   Hít hà cái hương thơm nhẹ của mùi ngô nướng. Cầm bắp ngô nóng trên tay, người thì ăn từng hạt, người thi ve ve tách sao thật khéo cho thành 1 hàng dính lại với nhau, dường như trời lạnh, người ta cũng đều có một cảm hứng chung là muốn ngồi nhấm nháp, nhẩn nha lâu la hơn. Ngồi nhấm nháp củ khoai, bắp ngô nướng thì không thể không uống một chén nước râu ngô nóng cùng lát gừng thái mỏng.
   Cái vị ngọt nhẹ thanh thanh, mát mát, cùng hương thơm ngọt ngào của một chút sữa ngô non quyện cùng vào chút cay cay của gừng, chỉ cần 1 ngụm nhỏ cũng khiến cả cơ thể được ấm lên. Những ngày đông lạnh giá, khiến con người ta thường dễ có cảm giác man mát buồn, nhưng chỉ cần được quây quần bên những sạp hàng nhỏ với những bạn, người thân, cùng nhấm nháp củ khoai hay bắp ngô nướng rồi nhâm nhi chén nước râu ngô nóng cũng sẽ khiến tâm hồn cũng như thể xác ta được sưởi ấm trở lại. Thật kỳ diệu “thứ quà của mùa đông”. 
Chúc bn học tốt!

Thảo luận

Lời giải 2 :

Với hơn 30 tập thơ, tập truyện viết cho thiếu nhi, Phạm Hổ là một tác giả được các em đặc biệt yêu quý. Sáng tác của ông thường nhằm vun đắp cho các em lòng yêu thương từ cây cỏ, loài vật đến con người. Sau đây là tâm sự của ông về một bài thơ được sáng tác khi các con của ông phải đi sơ tán - bài thơ khiến ông bây giờ mỗi lần đọc lại vẫn ứa nước mắt.

   Tôi viết bài thơ này sau khi nhận được quà của Sông Ðông gửi từ nơi sơ tán về. Ðó là vào năm 1968, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang vào giai đoạn quyết liệt nhất, gia đình tôi phải sơ tán mỗi người một nơi. Tôi công tác tại Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn) nên cho Sông Hồng và Sông Ðông đi sơ tán về Ðông Du (Bắc Ninh) cùng con em cán bộ trong cơ quan. Sông Hương thì theo nhà tôi sơ tán cùng trường Ðại học Tổng hợp ở trên Thái Nguyên. Cứ hằng tuần Tòa soạn đều cho người xuống nắm tình hình sinh hoạt của các cháu.

   Thời đó đời sống kinh tế khó khăn, nhưng đời sống tình cảm thật giàu có. Hình như người nào cũng vậy, hằng ngày họ nghĩ về người khác hơn là nghĩ về bản thân mình. Người ở thành phố sắm sửa các thứ để gửi về nơi sơ tán đã đành, người ở nơi sơ tán cũng luôn nghĩ tìm quà gì đó gửi về Hà Nội. Thường là mớ tôm, mớ cá mua ở chợ quê về kho mặn cho khỏi hỏng rồi gửi theo xe về thành phố. Sông Hồng và Sông Ðông của tôi cũng theo người lớn đi chợ. Thấy người lớn mua tôm cá, hai đứa bàn nhau mua một củ khoai lang rõ to. Về nhà, thấy người lớn thổi lửa rơm kho tôm, nấu cá thì hai đứa nghĩ cách nướng khoai, vì đó là việc làm dễ nhất mà có thể làm được, để gửi về nhà cho bố mẹ.

   Tình cờ hôm đó nhà tôi cũng từ Thái Nguyên về qua nhà. Nhận được khoai của con vừa mừng vừa tủi, biết tin là Sông Hồng và Sông Ðông vẫn khỏe mạnh. Bận công tác, đường sá xa xôi, nguy hiểm, thương nhớ con mà không biết làm thế nào. Chỉ chờ đến ngày chủ nhật để gửi xuống cho con ít bánh mỳ khô với lương khô. Phải nói thật, lúc đó Sông Ðông còn bé quá, chỉ biết vùi khoai vào tro nóng, chứ không biết sống chín ra sao. Nên khi chúng tôi bóc khoai ra thì già nửa phần còn sống. Bố mẹ ăn khoai mà cảm nhận cái tình của con nhỏ nơi sơ tán, nước mắt rưng rưng.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK