Mik chỉ có 3 khổ cuối thôi mộng bạn thông cảm cho ak...😇😇😇🙆
Nguyễn Duy là gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm chống Mỹ. Ông rất nổi tiếng với những bài thơ ngợi ca cuộc sống con người Việt Nam trong những năm chiến tranh ác liệt như bài “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”...Bài thơ “Ánh trăng” sáng tác năm 1978, sau khi đất nước thống nhất được ba năm, tại TP. Hồ Chí Minh. Bài thơ đã ghi lại một thoáng cảm xúc, một cái giật mình nhắc nhở đầy ý nghĩa. gợi suy nghĩ sâu xa trong lòng người đọc về cách sống sao cho trọn vẹn, thủy chung. Nó không chỉ súc tích về mặt nội dung mà còn độc đáo về nghệ thuật, đặc biệt như những khổ thơ sau:
(trích đoạn thơ đề yêu cầu phân tích)
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, trong đó ánh trăng là hình tượng xuyên suốt và giàu ý nghĩa biểu tượng (mang nhiều ý nghĩa). Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ”
Bằng nghệ thuật liệt kê: đồng, sông, bể, rừng; điệp từ kết hợp câu thơ tự sự, khổ thơ một đã nêu bật mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa nhà thơ và vầng trăng. Trăng gắn liền với những kỷ niệm của tuổi thơ trên quê hương yêu dấu, rồi trăng lại gắn liền với quãng thời gian đi bộ đội , thời gian sống và chiến đấu nơi núi rừng đầy gian khổ, ác liệt. Mối quan hệ ấy thân thiết, tự nhiên đến nỗi gần như đi đâu, làm gì cũng có nhau nên “vầng trăng” đã trở thành bạn “tri kỷ”.
Và hai người bạn “tri kỷ” ấy gắn bó với nhau bằng tình cảm mới mộc mạc, thủy chung làm sao:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Với hình ảnh so sánh “hồn nhiên như cây cỏ” kết hợp với biện pháp nhân hóa “vầng trăng tình nghĩa”, khổ thơ đã gợi trong lòng người đọc về một quãng đời sống hồn nhiên, chân chất trong thiếu thốn, gian khổ nhưng không thiếu những niềm vui và hạnh phúc. Con người, từ một cậu bé làng quê, luôn hòa mình với ruộng đồng mênh mông đến anh lính trẻ quen gian khó từ trong rừng, nhưng tâm hồn lãng mạn, không ai có thể nghĩ rằng sẽ quên được “cái vầng trăng tình nghĩa”.
Ấy vậy mà từ khi kết thúc chiến tranh về thành phố sống trong hòa bình thì “cái vầng trăng tình nghĩa” ấy - trong cái nhìn của nhân vật trữ tình đã không còn như xưa nữa:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Hoàn cảnh đã tác động đến con người, làm thay đổi con người. Điều đó không có gì khó hiểu. Không còn chiến tranh bom rơi, đạn nổ. Chuyển từ rừng núi ra thành phố, chuyển từ dưới hầm sâu hoặc những căn nhà nhỏ, mái lán đơn sơ nơi chiến khu, căn cứ vào căn phòng hiện đại, sáng choang với những cửa gương và ánh sáng điện...dễ làm người ta quên lãng quá khứ, kể cả: vầng trăng tình nghĩa. Vầng trăng vẫn như xưa, vẫn đi qua phố, qua ngõ nhà anh nhưng bây giờ anh hoàn toàn dửng dưng coi cái vầng trăng ấy như “người dưng qua đường” vì anh đâu còn cần đến nó nữa.
Với những biện pháp liệt kê “ánh điện”, “cửa gương”,...; hình ảnh so sánh “vầng trăng” như “người dưng qua đường”, khổ thơ hai đã khơi đúng vào niềm trắc ẩn trong lòng người, khơi đúng vào cái tình, cái nghĩa, cái thủy chung của con người. “Vầng trăng” giờ đây không đơn thuần là đại diện cho thiên nhiên mà nó đã mang ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ sâu nặng, tấm lòng nghĩa tình, luôn gắn bó, thủy chung của nhân dân. “Vầng trăng” trước sau vẫn vậy nhưng lòng người thì đã đổi thay, đã trở thành vô cảm, đã lãng quên quá khứ nhọc nhằn, gian khổ mà vô cùng oanh liệt mất rồi. Đọc đến đây ta bỗng nhiên cảm thấy sao mà xót xa, nghẹn ngào!
Bỗng một tình huống bất ngờ xảy ra. Đó là sự cố mất điện:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Trong phút chốc cả căn phòng trong tòa cao ốc “tối om” khiến tác giả đã vốn quen với ánh sáng điện không thể chịu nổi cảnh “tối om” ấy. Ba động từ “vội”, “bật”, “tung” đặt liền nhau như diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng. Và hình ảnh “vầng trăng tròn” tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om, rồi chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia đã gây một ấn tượng mạnh mẽ. Vầng trăng vẫn tròn đầy, vẫn lung linh tỏa sáng, soi tỏ những góc khuất trong lòng con người. Nó như đánh thức những gì tốt đẹp nhất đang bị che phủ bởi cuộc sống hiện tại ồn ào, bon chen:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đang tập trung, chú ý, mặt đối mặt, mắt nhìn mắt trực tiếp...và cảm xúc dâng trào. Đọc đến đây , ta lại bỗng nhớ đến những câu thơ rất nổi tiếng của Lý Bạch - một nhà thơ lớn của Trung Quốc đời Đường:
“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”
Chính trong khoảnh khắc đối mặt giữa người với vầng trăng ấy đã làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu: “như là đồng là bể; như là sông là rừng”. Những hình ảnh ấy bỗng hiện hình tỏng nỗi nhớ, trong cảm xúc “rưng rưng” của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại. Hình ảnh nhân vật trữ tình - nhà thơ - trong tư thế lặng im “ngửa mặt lên nhìn mặt, có cái gì rưng rưng” thật giàu chất tạo hình đã toát lên một cảm xúc thiết tha, xúc động có phần như vừa ân hận vừa thành kính đối với quá khứ mà mình đã đi qua, đã sống, đã gắn bó, thậm chí đã để lại một phần máu thịt.
“Vầng trăng” ở đây chứa đựng bao ý nghĩa: Trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, và hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống. Cho nên:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Hình ảnh vầng trăng “cứ tròn vành vạnh” ở khổ thơ cuối, ngoài nghĩa đen, còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự vẹn nguyên, chung thủy, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, của con người, của nhân dân, và đất nước, khiến người đọc ngỡ ngàng, xúc động. Mặc cho con người “vô tình”, vầng trăng vẫn độ lượng, bao dung. Hình ảnh nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” thật có ý nghĩa biết bao. Ánh trăng ấy chính là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở con người. Ai có thể vô tình, lãng quên nhưng thiên nhiên quá khứ tình nghĩa năm nào thì vẫn luôn tràn đầy, bất diệt. Và điều đó càng làm tăng thêm nỗi dằn vặt, ân hận trong tâm trạng con người. Nó khiến con người phải “giật mình”. Cái “giật mình” ở đây là cảm giác và phản xạ tâm lý tự nhiên, có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải thay đổi cách sống. Cái “giật mình” như tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được quên quá khứ, phản bội quá khứ.
Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giọng điệu vừa tâm tình, vừa trầm lắng suy tư, phù hợp với mạch triết lý toàn bài, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Cất lên như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở, bài thơ không chỉ có ý nghĩa với một lớp người, một thế hệ vừa mới đi qua chiến tranh, mà còn có ý nghĩa đối với nhiều người, nhiều thế hệ bởi nó đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và với cả chính mình: đừng bao giờ lãng quên quá khứ, hãy thủy chung với nghĩa tình đẹp đẽ, bình dị của đất nước, của nhân dân.
Tóm lại, “Ánh trăng” là một bài thơ hay, hàm chứa một bài học đạo lý sâu sắc. Nó có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở chúng ta - những người đọc - một thái độ sống phải biết “uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng với quá khứ. Đó chính là truyền thống đẹp đẽ của dân tộc mà chúng ta cần phải biết giữ gìn, bảo vệ và phát huy. Học bài thơ, hiểu bài thơ, em càng thấm thía về cách sống, cách cư xử của mình với ông bà, cha mẹ, thầy cô… (liên hệ bản thân).
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK