* Những năng lực văn học cần có :
- Nhận biết và phân biệt các thể loại văn bản văn học: truyện, thơ,...
- Trình bày được cảm nhận và đánh giá về tác phẩm văn học.
- Phân tích các yếu tố nghệ thuật trong các tác phẩm văn học.
Nghiên cứu nội hàm khái niệm cấu trúc năng lực cho thấy: giáo dục theo định hướng năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn (tri thức, kĩ năng chuyên môn) mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Đây là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có những cách tiếp cận, qui nạp hoặc diễn giải khác nhau. Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), năng lực được quan niệm là “Khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” và phân chia thành hai nhóm chính: nhóm năng lực chung (gồm: Khả năng hành động độc lập thành công; Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ; Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất) và các năng lực chuyên môn. Tương ứng như vậy, đối với môn Ngữ văn, các năng lực này được xác định trên cơ sở mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu môn học nói riêng (mục tiêu đó được nêu thành các mức độ dựa trên đặc điểm tâm lí và khả năng phát triển của học sinh), được thiết kế mức độ tăng dần theo các trình độ khác nhau tương ứng với các lớp và cấp học.
Quán triệt Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát là "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả", việc triển khai dạy học các bộ môn nói chung và Ngữ văn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay là một yêu cầu bức thiết. Chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, trước hết, "cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn Ngữ văn ở trường phổ thông là: hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học; đặc biệt là năng lực giao tiếp (kiến thức Tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học; bồi dưỡng và nâng cao vốn văn hoá cho người học thông qua những hiểu biết về ngôn ngữ và văn học, góp phần tích cực vào việc giáo dục, hình thành và phát triển cho học sinh những tư tưởng, tình cảm nhân văn, trong sáng, cao đẹp". Theo đó, "định hướng dạy học theo năng lực đòi hỏi các môn học tích hợp một số nội dung tri thức và kĩ năng nhằm giải quyết các tình huống trong học tập và trong cuộc sống.
Về mục tiêu, Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: "Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể" - đó là:
- Năng lực tự chủ và tự học (Tự lực; Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng; Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình; Thích ứng với cuộc sống; Định hướng nghề nghiệp; Tự học, tự hoàn thiện).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác (Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp; Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn; Xác định mục đích và phương thức hợp tác, Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân; Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác; Tổ chức và thuyết phục người khác; Đánh giá hoạt động hợp tác; Hội nhập quốc tế).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Đề xuất, lựa chọn giải pháp; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Tư duy độc lập).
Chương trình giáo dục phổ thông cũng qui định các yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh, trong đó có năng lực ngôn ngữ (bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe) và năng lực văn học.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK