Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 KO SAO CHÉP TRÊN VÌ NÓ KHÔNG CHÙNG KHỚP VỚI...

KO SAO CHÉP TRÊN VÌ NÓ KHÔNG CHÙNG KHỚP VỚI CÂU HỎI CỦA MÌNH Đề số 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiệ

Câu hỏi :

KO SAO CHÉP TRÊN VÌ NÓ KHÔNG CHÙNG KHỚP VỚI CÂU HỎI CỦA MÌNH Đề số 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Có thể xem đây là một trong nhiều lí do đã bồi đắp nên tính nhạy cảm nói trên của Nguyên Hồng: Con người ấy thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ông mồ côi cha từ năm 12 tuổi. Mẹ lại đi bước nữa và thường phải đi làm ăn xa. Đó là một người đàn bà dịu hiền và có nhan sắc nhưng phải gắn bó với một người chồng già nghiện ngập bằng một cuộc hôn nhân ép uổng. Bà thương con vô cùng, nhưng do cảnh ngộ éo le nói trên, nên một thời gian dài sau khi chồng mất, bà không được gần con. Sau này, Nguyên Hồng viết truyện Mợ Du là để nói lên được phần nào tâm trạng đau đớn của người mẹ trẻ bị gia đình nhà chồng khinh ghét, xua đuổi, không cho phép tự do gần gũi con mình. Còn thân phận chú bé mồ côi phải sống nhờ vào một bà cô cay nghiệt nào đó thì nhà văn đã thuật lại trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu: Ngày 20-11-1931. Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Giời rét thế này, đi học một mình, vừa đi vừa cắn ngon xiết bao! Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!. [...] (Trích Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Câu 3. Ghi lại những lí lẽ và bằng chứng tác giả đưa ra để làm rõ nội dung của đoạn văn. Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn Ngày 20-11-1931. Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Giời rét thế này, đi học một mình, vừa đi vừa cắn ngon xiết bao! Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!. Câu 5. Từ nội dung của đoạn trích, nêu cảm nhận của em về hoàn cảnh sống của nhà văn Nguyên Hồng.

Lời giải 1 :

$#Hnkn$

`1.` PTBĐ chính : Nghị luận.

`2.` Nội dung chính : đoạn văn trên nói về những tháng ngày ấu thơ đầy vất vả, bất hạnh và thiếu đi tình cảm gia đình. Và đó cũng là nguyên nhân làm nên cách sáng tác đầy sự thương tâm và nhạy cảm của tác giả Nguyên Hồng.

`3.` 

Những lí lẽ và bằng chứng của tác giả :

+ Thiếu tình thương và dễ thông cảm với những nguời bất hạnh.

+ Mồ côi cha khi chỉ mới 12 tuổi.

+ Mẹ lại đi bước nữa.

+ Bà thương con nhưng gia đình chồng ngăn cấm được gặp máu mủ của mình.

+ Viết truyện Mợ Du để nói lên phần nào những cảm xúc của người mẹ đáng thương năm ấy.

+ Thuật lại quá khứ của chính mình trong tập hồi kí "Những ngày thơ ấu".

`4.` 

Tác dụng : dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của của Nguyên Hồng.

`5.`

Khi đọc qua đoạn trích trên, tôi đã thật sự rất thương cho hoàn cảnh bất hạnh của Nguyên Hồng - nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã phải sống trong cảnh cha mất sớm; mẹ đi thêm bước nữa, luôn phải làm ăn xa và sống trong cảnh bị nhà chồng khinh thường. Chính vì đã trải qua những thăng trầm ấy, nên ông rất đồng cảm với những người bất hạnh. Cuộc sống lúc bé của ông chưa bao giờ là dễ dàng cả. Vậy nên từ lâu trong xúc cảm của ông đã hình thành một tính cách vô cùng nhạy cảm. Cũng chính vì thế nên tất cả các tác phẩm của ông luôn để lại cho người đọc một ấn tượng sâu sắc và những bồi hồi không bao giờ nguôi.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK