Có ý kiến cho rằng: Chúng ta phải học cơ bản thì mới có thể trở thành tài lớn. Thật vậy, việc học cơ bản chính là từng bước đặt nền móng cho vốn tri thức của bất cứ ai. Trên thực tế, học tập chính là quá trình liên tục và kéo dài cả đời người; vốn tri thức của nhân loại là bao la nên việc học từ những thứ cơ bản học đi chính là để xây dựng cho bản thân một nền tảng vững chắc trong quá trình bồi đắp lượng kiến thức khổng lồ sau này. Đầu tiên, việc học những kiến thức cơ bản sẽ trang bị những kiến thức cốt lõi và thiết yếu nhất. Những kiến thức cơ bản này sẽ được biến hóa và nâng cao để phục vụ cho những kiến thức cao cấp hơn của mỗi người. Ví dụ như việc vẽ hàng nghìn quả trứng để đạt được đến độ hoàn hảo tuyệt đối của danh hoa Leonardo De Vinci. Kiến thức cơ bản vững vàng và nắm chắc thì những kiến thức khó mới có thể nắm được, vì học tập là 1 quá trình. Thứ hai, việc học những kiến thức cơ bản sẽ là công cụ để mỗi cá nhân có năng lực tự học và tự khám phá, tích lũy những kiến thức liên quan. Chính vì vậy, việc học cơ bản chính là phương tiện để bồi dưỡng cho con người năng lực tự học cốt yếu trong cuộc sống. Thứ ba, việc học những kiến thức cơ bản sẽ giúp ta duy trì được cuộc sống. Trên thực tế, mỗi người thực sự cần 1 lượng kiến thức cơ bản để làm được những việc hàng ngày như: đi chợ, đi mua hàng,.... Tóm lại, việc học cơ bản chính là việc học cần thiết và quan trọng đối với hành trình học lâu dài của mỗi người.
Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới hỏi: “Em nên biết rằng, một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”.Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng. Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mơi biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK