Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Quê hương anh nước mặn, 1. Tìm một thành ngữ...

Quê hương anh nước mặn, 1. Tìm một thành ngữ có trong đoạn thơ Về đồng chua I./ Đồng chí! nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ đó. (SGK Ngữ văn 9, tập 1

Câu hỏi :

Làm giúp vs ak Nhanh nhanh

image

Lời giải 1 :

1. Thành ngữ "Nước mặn đồng chua": vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

2. Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau, có người từ vùng ven biển, người ở miền trung du khô cằn, họ vốn là người xa lạ nhưng lại chung chí hướng, chung mục đích và lí tưởng đã hội tụ về đây, chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

3. Từ "đôi" là mang nghĩa có đôi có cặp, luôn đi liền với nhau, không thể tách rời. Đây là cơ sở để tạo nên thân quen, tạo nền móng cho chuyển biến tình cảm giữa họ.

4. Biện pháp điệp từ. Gợi lên sự cay nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh. Thể hiện chung sức, cùng nhu đoàn kết chiến đấu.

5. "Ánh trăng" - Nguyễn Duy

"Hồi chiến tranh ở rừng, vầng trăng thành tri kỉ"

Thảo luận

Lời giải 2 :

`1.`

- Một thành ngữ có trong đoạn thơ: "nước mặn đồng chua"

`->` Tác dụng: cho thấy hoàn cảnh xuất thân của người lính

`2.`

- Hoàn cảnh xuất thân của những người lính: họ xuất thân là những người nông dân, từ những vùng quê nghèo, khó làm ăn, canh tác

`3.`

- Từ "đôi" trong dòng thơ thứ sáu thuộc từ loại: số từ

`->` Hiệu quả: thể hiện sự gắn bó, gần gũi không thể tách rời của những người đồng chí.Họ vốn là những người xa lạ, chẳng quen biết gì nhau nhưng vốn đã chung cảnh ngộ và còn thêm nhiều nét tương đồng khác nữa nên đã tạo ra tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, keo sơn

`4.`

- Trong câu thơ "Súng bên súng, đầu sát bên đầu", tác giả sử dụng những biện pháp tu từ: 

+ điệp từ "súng", "đầu"

+ hoán dụ "đầu sát bên đầu" - nói đến ý chí kiên cường, quyết tâm của những người lính

`->` Tác dụng: nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh.Đồng thời, cho thấy sự đoàn kết, tinh thần quyết tâm chiến đấu những người lính.Họ chiến đấu vì một lí tưởng, nhiệm vụ, mục đích chung: bảo vệ đất nước

`5.`

- "Tri kỉ" có nghĩa là: bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình

- Câu thơ trong một bài thơ đã học ở chương trình Ngữ văn 9 cũng có từ này:

" vầng trăng thành tri kỉ" ( trong bài thơ "Ánh trăng" - Nguyễn Duy).

`6.`

- Xét theo cấu tạo, câu thơ thứ 7 thuộc kiểu câu: câu đặc biệt

- Cảm nhận của em về câu thơ đó: Câu thơ kết thúc khổ thơ đầu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thật đặc biệt.Nói như vậy bởi câu thơ chỉ gồm một từ, với hai tiếng ngắn gọn: "Đồng chí !".Câu thơ như lời khẳng định về một phát hiện mới mẻ trong sự kết tinh tình cảm của người lính.Ngoài ra, nó còn  được coi như bản lề để gắn kết hai khổ thơ với nhau, khép lại những cơ sở hình thành tình đồng chí, mở ra những biểu hiện về thứ tình bạn cao đẹp.Đồng thời, câu thơ cũng góp phần làm nổi bật chủ đề của văn bản.

`7.`

- Những cơ sở hình thành tình đồng chí:

+ chung hoàn cảnh xuất thân

+ chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu

+ chung khó khăn, thiếu thốn của đời người lính

+ cùng chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm, nỗi niềm của nhau

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK