Câu 1
Cơ quan thị giác gồm:
+ Tế bào thụ cảm thị giác (trong màng lưới của cầu mắt)
+ Dây thần kinh thị giác (dây số II)
+ Vùng thị giác (ở thùy chẩm)
Cấu tạo về mắt:
- Cầu mắt được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi. Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt.
- Cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Màng cứng
+ Màng mạch
+ Màng lưới
- Chức năng:
+ Tạo ảnh trên màng lưới
+ Điều tiết ánh sáng
Các tật về mắt:
- Các tật của mắt – nguyên nhân và cách khắc phục
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
Nguyên nhân. khắc phục
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.
- Đeo kính mặt lõm (kính cận).
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa
Nguyên nhân. khắc phục
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.
- Đeo kính mặt lồi (kính viễn).
- Cách phòng tránh:
+ Giữ mắt sạch sẽ
+ Rửa mặt bằng nước muối pha loãng
+ Ăn uống đủ vitamin
+ Khi ra đường đeo kính
Câu 3
Khái niệm
-Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập
- Phản xạ có điểu kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
Tính chất
-PX có điều kiện:
+trả lời có kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện
+được hình thành trong đời sống
+dễ mất khi không củng cố
+có tính chất cá thể không di truyền
+số lượng không hạn định
+hình thành đường liên hệ tạm thời
-PX không điều kiện:
+trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện
+bẩm sinh
+bền vững chất di truyền, mang tính chất chủng loại
+số lượng hạn chế
+cung phản xạ đơn giản
+trương ương nằm ở trụ não, tủy sống
Câu4
Ý nghĩa của giấc ngủ đối với cơ thể
- Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể
- Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên
- Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động có tác dụng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan.
- Muốn có giấc ngủ tốt, ngủ sâu cần tạo một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ, tạo một đông hình (ví dụ rửa mặt đánh răng trước khi đi ngủ, đi ngủ đúng giờ và nằm hít thở sâu để đi vào giấc ngủ) đồng thời tránh những yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ như ăn no trước khi ngủ, dùng các chất kích thích như chè đặc, cà phê, thuốc lá; đảm bảo không khí yên tĩnh, khồng để đèn sáng và tránh mọi kích thích có ảnh hưởng tới giấc ngủ
Câu5
Tính chất
- Hệ nội tiết gồm hệ thống cấu trúc đặc biệt của cơ mể tiết ra các chất hoá học (được gọi là hoocmôn) ngấm thẳng vào máu. Sản phẩm của tuyến nội tiết là hoocmon. Hoocmon có chưc năng sau:
+ Đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường thông qua việc điều hoà quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá trong tế bào của các cơ quan.
+ Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Vai trò của hoocmon
- Giúp điểu chỉnh các quá trình sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường (tiêu hoá, sinh sản, phát triển, trao đổi chất).
- Giúp duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hoà hoạt động thể dịch của các cơ quan và tự điều chỉnh trong nội bộ hộ nội tiết.
Câu 6
*Tuyến nội tiếp: là những tuyến không có ống dẫn chất tiết. Sản phẩm tiết ra là các hooc môn, sau khi được tiết ra điều hòa vào máu đến các cơ quan qua đích
*Tuyến ngoại tiết
- Hệ nội tiết gồm hệ thống cấu trúc đặc biệt của cơ mể tiết ra các chất hoá học (được gọi là hoocmôn) ngấm thẳng vào máu. Sản phẩm của tuyến nội tiết là hoocmon. Hoocmon có chưc năng sau:
+ Đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường thông qua việc điều hoà quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá trong tế bào của các cơ quan.
+ Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
-Tuyến yên nhỏ bằng hạt đậu nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi (thuộc não trung gian)
+ Vai trò:
+ Tiết hoocmon kích thích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác.
+ Tiết hoocmon ảnh hưởng đến một số quá trình sinh lí trong cơ thể
+ Hoạt động của tuyến yên chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh
- Tụy cấu tạo từ tế bào dịch tụy, tế bào anpha (tiết glucagon) và tế bào beta (tiết insulin)
⇒ Insulin và glucagôn có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng dường trong máu giảm.
- Chức năng của tuyến tụy
+ Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tụy
+ Chức năng nội tiết: do các tế bào đảo tụy thực hiện
*. Tinh hoàn và hoocmon sinh dục nam
- Tinh hoàn; sản sinh ra tinh trùng
- Tiết hoocmon sinh dục testoteron gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam
* Buồng trứng và hoocmon sinh dục nữ
- Buồng trứng: sản sinh ra trứng
- Tiết hoocmon sinh dục nữ ostrogen => biến đổi cơ thể nữ ở tuổi dậy thì.
Câu 1:
* Cơ quan phân tích thị giác gồm các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.
* Cấu tạo của mắt:
- Cấu tạo bên ngoài: cơ bản có các bộ phận sau: lông mày, lông mi, mi mắt, tròng trắng, tròng đen…
- Cấu tạo trong:
+ Cầu mắt có 3 lớp màng là: Màng cứng, màng mạch, màng lưới.
+ Môi trường trong suốt: Màng giác, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
* Các tật mắt và cách phòng chống:
- Cận thị: thường do trục trước sau của nhan cầu quá dài trong khi công suất của các thấu kính là bình thường, hoặc công suất của các thấu kính quá cao trong khi độ dài trục trước sau là bình thường. Do đó vật ở vô cực ta sẽ nhìn mờ vì ảnh rơi trước võng mạc.
=> Biện pháp: Không vui chơi, học tập nơi thiếu ánh sáng. Chọn bàn học phù hợp. Ngồi học đúng tư thế Không xem tivi, chơi game, dùng máy tính quá lâu. Ăn các thực phẩm tốt cho mắt. Uống thuốc bổ mắt. Khám mắt định kỳ
- Viễn thị: Ngược với cận thị, người viễn thị mắt có trục trước sau quá ngắn hoặc công suất hội tụ của mắt không đủ để hội tụ ảnh rơi đúng trên võng mạc do đó ảnh của một vật ở vô cực sẽ rơi ra sau võng mạc.
=> Biện pháp: Khám mắt định kỳ. Kiểm soát các bệnh mạn tính như đái tháo đường hay tăng huyết áp. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tránh hút thuốc. Học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng. Khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.
Câu 2:
* Các bộ phận của cơ quan phân tích thính giác:
- Cơ quan thụ cảm
- Dây thần kinh hướng tâm
- Bộ phận phân tích (ở trung ương thần kinh)
* Cấu tạo của tai: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ
- Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp nhau. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong
Khoang tai giữa thông với hầu nhờ vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng.
* Cách vệ sinh tai:
- Dùng vải mềm làm sạch tai
- Dùng dung dịch làm sạch tai
- Dùng ống tiêm làm sạch tai
Câu 3: Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Có tính di truyền.
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. Không mang tính di truyền.
Câu 4:
* Ý nghĩa giấc ngủ: Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể; là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc (hoạt động) của hệ thần kinh.
* Điều kiện có giấc ngủ tốt:
Tạo một phản xạ (một động hình) chuẩn bị cho giấc ngủ.
- Tránh những yếu tố làm ảnh hưởng tới giấc ngủ (ăn no quá, dùng chất kích thích : cà phê, chè, thuốc lá ...) trước khi ngủ.
- Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
- Có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
* Tác hại của chất kích thích:
Thông thường mục đích mà con người sử dụng đồ uống kích thích là để có sự tỉnh táo, hưng phấn, tránh mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này lâu dần dễ dẫn đến chứng mất ngủ, cơ thể rã rời nhưng thần kinh vẫn còn hưng phấn không thể nào ngủ được.
Câu 5:
* Vai trò của hoocmon
Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của tế bào hoặc các mô. Từ đó, nó điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng.
* Tính chất hoocmon:
Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao, không mang tính đặc trưng cho loài và chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định
Câu 6: Cấu tạo và vai trò các tuyến nội tiết
- Tuyến thượng thận là hai tuyến nằm trên thận và giải phóng hormone cortisol.
- Vùng dưới đồi là một phần của não giữa dưới cho biết tuyến yên khi nào sẽ giải phóng hormone.
- Buồng trứng là cơ quan sinh sản nữ giải phóng trứng và sản xuất hormone sinh dục
- Các tế bào đảo là các tế bào trong tuyến tụy kiểm soát sự giải phóng hormone insulin và
- Tuyến cận giáp là bốn tuyến nhỏ ở cổ có vai trò trong sự phát triển của xương
- Tuyến tùng được tìm thấy gần trung tâm của não và có thể được liên kết với các kiểu ngủ.
- Tuyến yên được tìm thấy ở đáy não phía sau xoang. Nó thường được gọi là "tuyến chủ" vì nó ảnh hưởng đến nhiều tuyến khác, đặc biệt là tuyến giáp. Các vấn đề với tuyến yên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và giải phóng sữa mẹ.
+ Tinh hoàn là tuyến sinh sản nam sản xuất tinh trùng và hormone giới tính.
+ Tuyến ức là một tuyến ở ngực trên giúp phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể sớm.
+ Tuyến giáp là một tuyến hình bướm ở phía trước cổ kiểm soát sự trao đổi chất.
*Gửi bạn câu trả lời nha. Cho mình xin tlhn nha, cảm ơn bạn nhiều.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK