Câu 1 :
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chở giặc tới
Đầu súng trăng treo".
Câu 2 :
Từ xuân trong câu thứ nhất là nghĩa chuyển ( ngày xuân là tuổi thanh xuân , tuổi trẻ nên là nghĩa chuyển . ) .
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ .
=> Nhấn mạnh tuổi thanh xuân luôn quan tâm , lo lắng cho anh em ruột thịt ( xót tình máu mủ ) để họ đi ra tiền tuyến chiến đấu ( đây chính là thành quả : thay lời nước non )
Câu 3 :
Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đẹp của nhân dân ta . Nó không chỉ là một đạo đức tốt mà nó còn giúp chúng ta được mọi người yêu quý . " Uống nước " chính là hành động giúp đỡ khi ta khát hay cụ thể chính là sự khó khăn mà người ta giúp mình . Khi ta khát , họ đem cho ta ly nước . Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ ta vượt qua khổ cực . " Nhớ nguồn " tượng trưng cho gốc rễ , cho lòng biết ơn . Họ giúp đỡ ta , ta không được phép quên ơn . Ta không được phép kì thị dẫu họ có nghèo khổ , xấu xí như nào . Ta nên biết ơn , trả ơn họ . Ta phải khắc cốt ghi tâm công ơn của họ dù việc nhỏ hay việc to . Phẩm chất ấy không chỉ giúp cho mọi người xung quanh tin tưởng mà họ còn kính trọng ta . Những người nợ ơn mà lại khinh bỉ người giúp mình thì chỉ giống như rác thải hèn hạ . Hay những người nợ ơn mà lại làm chuyện xấu với người giúp mình cũng chỉ là kẻ cặn bã , không xứng đáng với xã hội . Còn em , là học sinh , em sẽ biết ơn những người đã giúp mình và giúp đỡ lúc họ gặp khó khăn . Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ hay . Nó không chỉ nhắc nhở ta về tính biết ơn mà nó còn là phẩm chất tốt giúp ta thành công .
Câu 4 :
Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn vô cùng nổi tiếng của thế kỷ thứ 15 cùng thể loại truyện truyền kì . “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm thứ 16 trong tập truyện Truyền kì mạn lục nổi tiếng của Nguyễn Dữ, truyện viết về phẩm chất và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời cũng lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến hà khắc. Trong chuyện , Vũ Nương được hiện thân của lòng vị tha và vẻ đẹp người phụ nữ nhưng lại phải chịu bi kịch bất hạnh của chế độ phong kiến xưa. Vũ Nương được Nguyễn Dữ khắc họa tính tình đã thùy mị nết na , lại thêm tư dung tốt đẹp rất xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc . Ấy vậy mà than hỡi , số phận đâu ai định đoạt được ngoài trời ! Hôn nhân của nàng không có sự bình đẳng về giai cấp . Chàng Trương Sinh mến nàng vì dung hạnh nên đã xin mẹ đem trạng lạng vàng rước nàng về . Tuy vậy , tính cách hai vợ chồng trái ngược nhau , Vũ Nương luôn giữ khuôn phép , không để thất hòa . Trong cuộc sống gia đình , nàng một mực thủy chung với chồng . Luôn thấu hiểu nỗ khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặc nơi chiến tuyến . Nàng chỉ mong mổi chờ đợi chồng với ước muốn bình yên . Khi chàng đi , nàng đã chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất, được mẹ chồng ghi nhận, chúc phúc: “Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.” . Nàng cũng là người mẹ thương con hết mực . Nàng tìm cách bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé. Vậy mà than ôi ! Tuy phẩm chất đức độ là vậy nhưng nàng lại bị người chồng đa nghi vì nghe lời đứa con thơ ngây dại nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết, hắn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi mặc nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan khuất. Do không thể thanh minh , gột rửa cái tính đa nghi của chồng mình , nàng trước khi tìm đến cái chết đã để lại ba lời thoại song cũng thể hiện phẩm chất đáng quý của nàng : " Vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu… Mong chàng đừng một mực nghi oan: ý thức được thân phận, hi vọng chồng tin tưởng . Đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa: đau đớn tuyệt vọng, cảnh báo chia lìa. . Vào nước xin làm ngọc Mị nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ: khao khát chứng minh lòng trong sạch. " ( bạn viết cũng đc :V tùy cô bạn nhá ) . Khi sống ở thủy cung , Vũ Nương luôn nhớ về nhân gian . Nàng luôn mãi một lòng thủy chung với người chồng của mình . Lúc được giải oan , nàng chỉ có thể “đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” vì “đội ơn đức " mà Linh phi - người trọng ân trọng nghĩa . Qua đó , ta có thể thấy Vũ Nương có những phẩm chất đáng quý nhưng lại phải chịu một số phận cay đắng, oan nghiệt. Nàng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, của chế độ trọng nam khinh nữ. Với nghệ thuật tạo dựng các tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình, hành động, đối thoại… kết hợp với các yếu tố kì ảo có thực và bút pháp miêu tả nhân vật cực kỳ sinh động, Nguyễn Dữ đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Vũ Nương. Qua đó, nhà văn đã thể hiện sự ngợi ca phẩm chất, nỗi niềm thương cảm với số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; đồng thời lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, phê phán nhiều cái cổ hủ xấu xa trong xã hội như thói gia trưởng, thô bạo, bất bình đẳng giới… mà nạn nhân chính là người phụ nữ, họ luôn bị chà đạp, vùi dập. Cùng với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ giúp người đọc hiểu hơn về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa, từ đó càng biết trân trọng những người phụ nữ bên cạnh mình.Như vậy, Vũ Nương trong miêu tả của Nguyễn Dữ là người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận bất hạnh, đầy bi kịch. Đó không chỉ thể hiện số phận " bảy nổi ba chìm " mà nố còn phản ánh rõ ràng sự bất công đối với người phụ nữ phong kiến . Có thể nói , trang văn của Nguyễn Dữ đã chạm đến trái tim người đọc và để lại trong lòng mỗi người nhiều suy ngẫm. Đó cũng là thành công của một tác phẩm chân chính. ( bài này của mình á bạn OwO )
Đồng Chí
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Câu 2: từ 'xuân' trong bài văn được viết theo nghĩa chuyển
Xuân ở đây là: Tuổi "thanh xuân" của người con gái đôi mươi
Câu 3: Bài làm
Cha ông ta đã có câu “Uống nước nhớ nguồn” với mong muốn truyền lại truyền thống tốt. Ẩn ý của câu nói này là dù chúng ta dùng,hưởng thụ về vật chất hay tinh thần thì phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm phải nhớ đến ba mẹ làm lụm vất vả hàng ngày đẻ có tiền mua gạo cho mình ăn.Mua gạo thì cũng phải nhớ đến những người đã làm ra chúng Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn. Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một,. Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” - truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn
Câu 4: Nhân vật "Vũ Nương"
Nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, không chỉ đẹp về nhan sắc mà còn có những phẩm chất sáng ngời hiền hậu, đảm đang, chung thủy, giàu đức hi sinh.Nàng đã sông một cuộ sống éo le dữ dội.
Em nhận thấy người phụ nữ dưới chế độ phong kiến luôn có một cuộc sống rất khổ cực hà khắc.Những người phụ nữ luôn phải chịu đựng hàng ngàn nỗi dau về thể xác lẩn tinh thần. Chuyện về người con gài Nam Xương là một ví dụ điển hình
#GBình2k7
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK