Lời giải 1 :
Nghe đồn đền Cờn là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, đứng đầu trong bốn đền nổi tiếng ở Nghệ An, hàng năm khách thập phương trên khắp nước Việt Nam đổ về đây thắp hương, chúng tôi quyết định làm một chuyến hành hương tới nơi linh thiêng này, trước để thắp hương sau là thỏa trí tò mò.
Đền Cờn ở thị xã Hoàng Mai (trước đây thuộc huyện Quỳnh Lưu) tỉnh Ngệ An cách Hà Nội 230 km về phía nam, cách thành phố Vinh Nghệ An 75km về phía bắc. Thị xã Hoàng Mai tỉnh Ngệ An được thành lập tháng 4.2013 từ thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, có đường quốc lộ 1 chạy qua, có con sông Hoàng Mai uốn lượn và có bãi tắm Quỳnh Phương thơ mộng.
Đền Cờn là tên gọi chung cho cả hai ngôi đền là đền Cờn trong và đền Cờn ngoài, là ngôi đền linh thiêng nhất Nghệ An, đứng đầu 4 đền nổi tiếng (nhất Cờn, nhì quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng) không chỉ linh thiêng mà còn có cảnh quan xinh đẹp, mang đậm dấu vết lịch sử và có một sự tích kỳ bí. Đứng sau đền Cờn là đền Quả ở Bạch Ngọc (Đô Lương) thờ Lý Nhật Quang; đền Bạch Mã ở Võ Liệt (Thanh Chương) thờ Phan Đà, một võ tướng thiếu niên của Lê Lợi; rồi đến đền Chiêu Trưng Vương Lê Khôi, trước ở Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) sau ở xã Nghĩa Liệt, dưới chân núi Lam Thành (Hưng Nguyên), nơi đã từng là trấn lỵ của trấn Nghệ An trong nhiều đời và qua nhiều thế kỷ.
Lịch sử
Ảnh Đền Cờn ngoài, chụp 5.11.2016
Theo sử sách, ngôi đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần, lúc đầu làm bằng tranh tre nứa lá nhỏ bé. Đền được dựng lên để thờ tứ vị thánh nương là 3 mẹ con công chúa nước Nam Tống là: Từ Hy Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Đền còn thờ cả các vị thần là vua Tống Đế Bính, các quan Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu… Đền còn thờ một khúc gỗ thiêng và vỏ hạt lúa.
Từ năm 1312, ngay sau năm Hoàng đế Trần Anh Tông, thân làm tướng đem quân Nam chinh đánh thắng Chiêm Thành. Khi trở về Trần Anh Tông sắc phong lập đền Cần Hải, tên Nôm ngày xưa là Càn, đến đời Lê - Trịnh, vì phạm húy, đổi là Cờn. Từ đó gọi tên cửa sông là cửa Cờn.
Đến thời vua Lê Thánh tông, 1472, đền tiếp tục được xây dựng thêm 2 tòa khiến di tích trở nên uy nghi soi bóng bên bờ Mai Giang.
Theo thư tịch cổ thì sang thời Lê, 1472 theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông, dân làng Phương Cần dựng thêm một ngôi đền nữa gọi là đền Cờn ngoài bên bở biển, cách đền Cờn trong khoảng 1km. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu... Các vị thần này trước phối thờ ở đền Cờn trong, song do quan niệm Nho giáo “nam nữ bất đồng cung” nên đến thời Lê đền thờ được xây riêng.
Đền Cờn ngoài được tôn tạo quy mô với 3 tòa trên ngọn núi Thằn Lằn, ngay sát cửa biển, phong cảnh vừa cổ kính, phóng khoáng và thơ mộng.
Thảo luận