CÂU 1: *Giống nhau: Địa hình đều chia thành 3 phần: Núi trẻ ở phía tây, ở giữa là đồng bằng và sơn nguyên, phía đông là núi già. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến.
* Khác nhau: -Bắc Mĩ: +Phía tây: Có hệ thống Cooc-di-e cao đồ sộ, chiếm gần nưa địa hình Bắc Mĩ.
+ở giữa: Diện tích nhỏ hơn đồng bằng Nam Mĩ, cao ở phía Bắc thấp dần về phía Nam.
+Phía đông: gồm núi già A-pa-lát và các sơn nguyên.
-Nam Mĩ: +Phía Tây: Hệ thống An-đét cao đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi.
+ở giữa: Diện tích lớn hơn đồng bằng Bắc Mĩ, là chuỗi đồng bằng thấp , bằng phẳng, trừ đồng bằng Pam-pa.
+Phía đông: là các sơn nguyên.
CÂU 2: đặc diểm tự nhiên của châu Nam cực:
- Băng tuyết bao phủ quanh năm
- Khí hậu lạnh giá, gió bão nhiều
-Thực vật ko thể tồn tại
-động vật: những loài chiệu lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu,...
-Giàu tài nguyên khoáng sản như than, sắt, đồng,....
CÂU 3: -Chí tuyến Nam đi qua giữa lănh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuvến, không khí ổn định khó gây mưa.
- Phía đông của lục địa Ô-xtrây-li-a lại có dãy Trường Sơn nằm sát biển chạy dài từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu của phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là khô hạn.
CÂU 4:-Mật độ dân số thấp(3,6 người/km2)
-Tỉ lệ dân thành thị cao(chiếm 80%dân số)
-Ở các quốc đảo, mật độ dân số cao hơn lục địa O-xtrây-li-a, nhưng tỉ lệ dân số thành thị ở các quốc đảo thấp hơn Ô-xtrây-li-a và Niu-di-lân.
CÂU 5:*Vị trí địa lý, giới hạn:
- Diện tích trên 10 triệu km2.
- Nằm trong khoảng các vĩ độ từ 36 độ Bắc đến 71 độ Bắc.
- Tiếp giáp:
+ Phía Bác: giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Tây: giáp Đại Tây Dương
+ Phía Nam: giáp biển Địa Trung Hải
+ Phía Đông: ngăn cách Châu Á bởi dãy Uran
* Địa hình:
- Đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 DT lục địa
- Núi già ở phía Bắc và trung tâm
- Núi trẻ ở phía Nam
- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh lớn.
CÂU 6: -Ôn đới Hải Dương: mùa hè mát, mùa đông lạnh lắm. nhiệt độ trung bình thường trên 0độC.Mưa quanh năm, ẩm ướt.
-Ôn đới Lục địa: Mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè.
CÂU 7:Ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp hơn phía Đông châu Âu là do:
-Phía Tây Châu Âu: +Chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới
=>ở phía Tây châu âu sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới hải dương (mùa đông không lạnh lắm mùa hè ấm áp) nên mưa nhiều và ấm áp hơn.
-Phía đông châu âu:
+do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển không đáng kể và phía đông còn chịu anh hưởng của khối khí lục địa từ châu á tràn sang, phía đông bắc do nằm gần vòng cực bắc nên ở đây lạnh quanh năm
=>ở phía đông sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới lục địa và xuất hiện những môi trường hoang mạc bán hoang mạc
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK