Trong văn bản "Chiếu dời đô", tình yêu nước của Lý Công Uẩn được thể hiện qua rất nhiều phương diện khác nhau. Thật vậy, đó là tấm lòng yêu nước thương dân, tầm nhìn xa trông rộng của một vị vua vĩ đại trong quyết định quan trọng ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước. Đầu tiên, tình yêu nước của Lý Công Uẩn được thể hiện ở việc ông đau xót trước số mệnh ngắn ngủi của những triều đại Đinh, Lê khi cứ đóng đô ở một chỗ. Bằng những phán đoán của mình, nhà vua nhận thức được việc rời đô chính là yếu tố tạo nên sự hưng thịnh của một số triều đại bên Trung Quốc và việc không chịu rời đô khi hoàn cảnh không còn phù hợp đã dẫn đến hậu quả triều đại không được lâu bền như nhà Đinh, Lê. Thứ hai, tình yêu nước của ông còn được thể hiện ở việc ông nhận thức được rời đô chính là việc cần làm khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình. Và địa điểm lý tưởng chính là thành Đại La. Xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân của mình, ông nhận thấy thành Đại La có đầy đủ những yếu tố để có thể trở thành chốn kinh đô của bậc đế vương muôn đời. Nơi đây không chỉ có vị thế trọng yếu, rồng cuộn hổ ngồi mà còn là nơi lý tưởng để trồng trọt, nhân dân ổn định cuộc sống. Đó chính là tâm tư của một vị vua hết lòng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp phát triển lâu dài của dân tộc. Tóm lại, tình yêu nước của vua Lý Công Uẩn xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân và sự đau xót của vua trước số mệnh của những triều đại không chịu rời chuyển kinh đô.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK