Tế Hanh là nhà thơ viết rất hay về quê hương. Có lẽ, quê hương luôn là nguồn cảm hứng lớn trong suốt cuộc đời thơ của ông mà bài thơ Quê hương là sự mở đầu. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh xa quê trong tập Nghẹn ngào năm 1939. Ấn tượng chung của bài thơ rất giản dị, dễ thương, đó là một tình cảm trong sáng, hồn hậu. Đây là một mảnh hồn trong trẻo nhất của Tế Hanh trước cách mạng tháng 8. Bài thơ đã thể hiện nỗi nhớ quê hương tha thiết, sâu lặng nơi làng chài ven biển đã sinh ra và lớn lên của nhà thơ, tiêu biểu là khổ thơ
" Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."Đó là một bức tranh làng chài có thời gian và không gian rất đẹp của buổi sớm bình minh. " Khi trời trong, gió nhẹ sớm mây hồng" là không gian trong sáng, yên ả. " Trời trong", " gió nhẹ", đây là báo hiệu một ngày tràn ngập hạnh phúc, hứa hẹn đối với dân chài ra khơi đánh cá. Hình ảnh " dân trai tráng " gợi ra những tay chài khỏe mạnh, vạm vỡ đầy sinh lực nên việc làm của họ rất khỏe khoắn được biểu hiện qua hàng loạt các hoạt động " phăng mái chèo ", " vượt trường giang " phù hợp với sức vóc của họ.
Hình ảnh con thuyền được so sánh như "con tuấn mã" gợi ra vẻ đẹp dũng mãnh, sức sống lướt ra khơi cùng hình ảnh chiếc thuyền là hình ảnh cánh buồm của con thuyền. Đây cũng là hình ảnh lãng mạn, thơ mộng đẹp trong vẻ cường tráng , khỏe khoắn, khoáng đạt. Tác giả dùng hình ảnh cánh buồm đó để so sánh mảnh hồn làng, nhân hóa qua từ " giương", " rướn". Đây là sự so sánh và nhân hóa hết sức lãng mạn, sáng tạo và tinh tế. Tế Hanh đã lấy sự vật cụ thể, hữu hình " cánh buồm" để so sánh với cái trìu tượng vô hình. Cách so sánh này tưởng chừng khập khiễng nhưng lại là sự liên tưởng tuyệt vời " mảnh hồn làng" thơ mộng mà lại hùng tráng. Nói " hồn làng" là nói đến linh hồn quê hương mà ai cũng ít nhiều cảm thấy cũng có trong nỗi nhớ. Tất cả đã diễn tả khí thế dũng mãnh, sức sống bền bỉ, ý chí quyết tâm ra khơi và niềm vui sướng tự hào, sự chờ đợi khao khát hy vọng sựu bình yên và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của cả làng chài. Từ đó, ta có thể hiểu rằng quê hương là những gì cụ thể, gần gũi, gắn bó với mỗi con người, đó là linh hồn, sự sốn, máu thịt của quê hương. Có thể nói, nhờ phép tu từ so sánh và nhân hóa. Tế Hanh không chỉ vẽ ra một cái hình mà còn gợi ra cả cái hồn của quê hương. Qua đó, Tế Hanh muốn gửi gắm những tình cảm sâu lặng. Nếu không yêu tha thiết và gắn bó máu thịt với quê hương và không có tâm hòn nhạy cảm, tinh tế, biết láng nghe sự sống âm thầm của những sự vật của quê hương thì làm sao đứa con của thần biển ấy lại viết lên những vần thơ xuất thần, sâu sa, xúc động đến thế!
Bài thơ đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc về một tình yêu quê hương tha thiết nồng nàn. Em rất tự hào về quê của em. Em sẽ chăm chỉ học tập để mai này trở thành một công dân tốt, giúp ích cho nước nhà, cho quê hương.
" Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
....Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người. "
( Đỗ Trung Quân )
Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Biện pháp tu từ so sánh: chiếc thuyền với con tuấn mã. Tác dụng: gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã. Từ đó gợi ra được vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài
- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Biện pháp nhân hóa: được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng.
- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người
Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.
bạn tham khảo nhé, chúc bạn luôn luôn học tập tốt.
nhớ vote 5 sao cho mình và trả lời hay nhất
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK