Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Thế nào là nghị luận về 1 bài thơ, đoạn...

Thế nào là nghị luận về 1 bài thơ, đoạn thơ Dàn ý câu hỏi 4735682 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Thế nào là nghị luận về 1 bài thơ, đoạn thơ Dàn ý

Lời giải 1 :

  1. Khái niệm:

- Nghị luận về một bài thơ/đoạn thơ là cách người viết dùng lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe nghe theo những nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.

  1. Yêu cầu:

- Lập luận phải chặt chẽ; lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục.

- Bài văn phải có bố cục 3 phần (MB, TB, KB), riêng phần thân bài phải chia tách thành nhiều đoạn nhỏ phù hợp.

- Bài văn phải phân tích, đánh giá trên phương cả 2 phương diện nội dung và nghệ thuật.

- Bài văn phải thể hiện những đánh giá riêng, những ý tưởng mới mẻ của người viết.

- Khi viết cần sử dụng phối hợp các thao tác lập luận (phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận); người viết cần lấy dẫn chứng mở rộng để bài văn sinh động và hấp dẫn hơn.

  1. Dàn ý chung
  2. Nghị luận về một bài thơ
  3. MB:

+ C1: Mở bài trực tiếp: Tác giả (phong cách) => tác phẩm (nội dung và nghệ thuật của đoạn trích) + lệnh phụ.

+ C2: Mở bài gián tiếp:

Mở bài diễn dịch (câu chủ đề khái quát- đặc trưng của thơ/đề tài (phụ nữ trong xh xưa…)+ trích dẫn một số tác phẩm tiêu biểu liên quan đến đặc trưng/đề tài => Bài thơ cần tích (nội dung + nghệ thuật)./

Mở bài tương liên: đi từ câu thơ/ đoạn thơ có nội dung tương tự để sang vấn đề nghị luận(nên mở bài theo cách này thì sẽ tạo ấn tượng mạnh).

  • Lưu ý: Dù là mở bài trực tiếp hay gián tiếp thì phần mở bài chỉ viết thành một đoạn; đoạn mở bài bắt buộc phải nhắc đến vị trí đoạn trích, phải nêu được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Vấn đề nghị luận luôn đặt ở cuối đoạn văn mở bài.
  1. TB:
  2. Khái quát: (Viết thành 1 đoạn nếu là mở bài trực tiếp; viết thành 2 đoạn nếu là mở bài gián tiếp)

- Tác giả (nếu là mở bài gián tiếp).

- Tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Xuất xứ

+ Vị trí của tác phẩm (trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, trong một giai đoạn văn học, trong nền văn học).

+ Bố cục ...

2, Phân tích bài thơ:

  1. Luận điểm 1 (Viết thành 1 đoạn):

Cách viết luận điểm như sau:

- B1: Câu chủ đề: Có tính chất khái quát về nội dung của hai câu đề.

- B2: Dẫn chứng: Trích thơ đặt trong ngoặc kép.

- B3: Phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ câu chủ đề

+ Đối với thơ: Khi phân tích cần đi từ từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ để suy luận ra nội dung của câu thơ đoạn thơ đó.

+ Để viết hay và mềm mại, uyển chuyển cần có sự so sánh đối chiếu với các câu thơ giống nhau về từ ngữ, về hình ảnh, về đề tài để làm sáng tỏ câu thơ mình đang phân tích. (Muốn vậy, ta thường viết như sau: Nếu như hai câu thơ của…miêu tả…gợi lên vẻ đẹp…thì hai câu thơ này lại…)

- B4: Kết luận: Sau khi phân tích hết xong thì đi đến kết luận lại.

Lưu ý: Nói tóm lại, mỗi luận điểm nên viết theo cấu trúc Tổng – phân – hợp.

  1. Luận điểm 2: (Viết thành 1 đoạn)

- B1: Để sang luận điểm 2 cần có câu chuyển đoạn: Câu chuyển đoạn là tóm lược nội dung đoạn 1 và nêu nội dung chính của đoạn 2 (câu chủ đề 2)

- B2: Trích thơ (đặt giữa dòng, đặt trong ngoặc kép, chính xác)

- B3: Phân tích

- B4: Kết luận

  1. Tiểu kết: (Viết thành 1 đoạn)

- Được hiểu là tóm lược nội dung các luận điểm đã triển khai ở phần phân tích. Nghĩa là người viết tóm lược lại toàn bộ nội dung của bài thơ cần phân tích.

  • Lưu ý: Việc phân chia luận điểm 1,2,3 tùy thuộc vào nội dung đoạn thơ cần phân tích. Chính vì thế, người viết phải nắm chắc bố cục, kết cấu của các đoạn thơ; phải xem xét đoạn thơ đó có mạch cảm xúc ra sao để phân chia cho phù hợp.

3, Đánh giá đoạn trích

  1. Đánh giá về nội dung: (viết thành 1 đoạn)

- Về nội dung đoạn trích này có gì hay? Có gì đặc sắc? Giá trị tư tưởng ra sao? Giá trị nhân văn như thế nào? Đã góp phần bồi đắp về nhận thức và tình cảm ra sao cho người đọc? Đoạn trích này đã thể hiện tấm lòng của nhà thơ như thế nào?

  1. Đánh giá về nghệ thuật: (viết thành 1 đoạn)

- Đoạn thơ này có những đặc sắc gì về nghệ thuật?

+ Đối với thơ: thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp,

+ Hình ảnh thơ, từ ngữ,

+ Các biện pháp tu từ

+ Giọng thơ.

- Đoạn thơ có gì sáng tạo? Có vị trí gì trong bài thơ?

- Qua đoạn thơ, thấy được tài năng của tác giả ở đâu?

  1. Liên hệ mở rộng kiến thức của lí luận văn học: (viết thành 1 đoạn)

- Nếu là thơ: Đề tài, sự sáng tạo về từ ngữ, hình ảnh; tấm lòng của tác giả; phong cách nhà thơ; mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc sống.

4, Nhận xét về lệnh phụ: (viết thành một đoạn)

- Bước 1: Khái niệm và khái quát:

- Bước 2: Biểu hiện của lệnh phụ đó trong đoạn thơ hoặc trong bài thơ?

- Bước 3: Nhận xét:

+ Nó hay đặc sắc và mới mẻ ở đâu?

+ Nó có đóng góp gì để tạo nên sự thành công và sức sống của bài thơ?

+ Nó thể hiện được tài năng hoặc tấm lòng của tác giả như thế nào?

+ Nó bồi đắp những tình cảm/nhận thức/thái độ như thế nào đối với độc giả (người đọc).

KB: (Viết thành 1 đoạn)

- Tóm lược lại nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

- Khẳng định giá trị của bài thơ.

- Mở rộng nâng cao vấn đề: Để mở rộng nâng cao vấn đề có thể làm theo các cách sau đây:

+ C1: Kết bài bằng một đoạn thơ/câu thơ/câu danh ngôn/ câu chuyện?

+ C2: Kết bài bằng một câu hỏi tu từ liên quan đến kiến thức lí luận văn học hoặc mối quan hệ giữa văn học và đời sống?

- + C3: Kết bài bằng cách đưa ra lời kêu gọi tình cảm, nhận thức và hành động được rút ra từ tác phẩm.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Định nghĩa: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó.

2. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

3. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng ; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

4. Dàn ý:

a) MB:

- Dẫn dắt bằng một nhận định về thơ có liên quan tới tác giả, tác phẩm thơ

- Nội dung của tác phẩm (cảm xúc chủ đạo + giá trị nội dung) 

- Nêu cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ mà đề yêu cầu

 - Trích thơ (có trong đề cũng ghi lại vào bài làm)

b) TB:

- Bắt đầu từ hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, nghệ thuật, mạch cảm xúc, cảm hứng của tác giả → 1 đoạn văn ngắn, cảm xúc của đoạn thơ cần phân tích

- Phân tích đoạn thơ mà đề yêu cầu (gồm nhiều luận điểm, mỗi luận điểm tương đương với 1 đoạn văn)

- Cấu trúc phân tích, trình bày 1 luận điểm:
+ Nêu luận điểm

+ Trích thơ

+ Giải thích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nghệ thuật

+ Bàn luận, so sánh, liên hệ (nếu có)

+ Khái quát

- Đánh giá:
+ Nếu đề ra là đoạn giữa thì khái quát các luận điểm của đoạn thơ cần phân tích

+ Khái quát về nghệ thuật + Khái quát nộidung các đoạn còn lại + Liên hệ tác phẩm có nội dung tương tự

3) KB:

- Bắt đầu bằng 1 nhận định văn học

- Liên hệ bản thân (nhận thức và hành động)

- Kêu gọi

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK