Bạn bè thường hay nói với tôi rằng:
- "Sao mày trầm tính thế?"
- "Không thể mở miệng hay sao?"
-....
Và có lẽ họ đã đúng. Tính tôi hơi rụt rè, lại hướng nội và kém giao tiếp.... nên tôi cũng chẳng có nhiều bạn bè. Có lẽ vì vậy mà tôi có một sở thích khá kì dị - đọc sách. Không phải đọc sách bình thường, mà là đọc đi đọc lại cuốn sách đó, cho dù nó có tẻ nhạt hay tôi đã thuộc nội dung một cách trơn chu, tôi vẫn hứng thú và yêu thích cuốn sách đó. Và một trong những cuốn sách mà tôi yêu thích nhất đó chính là "Những ngày thơ ấu" của nhà văn Nguyên Hồng.
Tôi khá thắc mắc vì sao, người Việt Nam lại nói Nguyên Hồng là "nhà văn dành cho phụ nữ và trẻ em", nhưng sau khi tôi đọc cuốn sách ấy thì tôi đã hiểu ra rồi! Cuốn sách là những dòng hồi kí của cậu bé Hồng - chính là nhà văn, về những ngày tuổi thơ không được êm đềm, có cả tủi, cả hờn.
Cuốn sách như một bức tranh khắc hoạ lại hình ảnh của xã hội nước ta hồi thế kỉ XX; từ kiểu nhà, đồ đạc trong nhà, thôn xóm, làng xã,... và cả con người - một cậu bé Hồng ngây thơ, nhưng nghịch ngợm mà đáng yêu, đôi khi là đáng trách - một ông cai ngục nghiện ngập - hay một người phụ nữ xinh đẹp phơi phới bị sự xét nét của người đời chèn ép,.... Tất cả đều được tái hiện lại một cách tinh tế và sắc sảo qua ngòi bút của nhà văn.
Nguyên Hồng lúc ra đời được nhà nội và nhiều người chào đón, chúc mừng vì cha ông là cai ngục nhưng hạnh phúc chẳng tày gang khi nhà văn lên tám tuổi thì từ bi kịch này đến bi kịch khác xảy ra trong gia đình. Ngay từ đầu, cuộc hôn nhân của cha mẹ Nguyên Hồng vốn dĩ không có tình yêu, nó chỉ là sự bài tính từ hai gia đình nên chẳng ai hạnh phúc cả và họ phải sống cùng nhau như một trách nhiệm không thể bỏ chứ chẳng có tình cảm vợ chồng thực sự. Từ một gia đình giàu có dần trở nên nghèo túng khi mà người cha chỉ biết chìm trong nghiện ngập, không còn tập trung làm ăn.
Vì vậy mà tài sản trong nhà cứ không cánh mà bay theo từng hơi thuốc, không dừng lại ở đó mà những món nợ cứ xuất hiện rồi chất chồng lên bờ vai người vợ tảo tần. Ở với nội, Nguyên Hồng không được yêu thương che chở, ngược lại còn bị ghẻ lạnh, những lúc chịu bất công, ông chỉ biết nghĩ đến mẹ mình và nỗi mong chờ ấy cứ lớn dần lên trong bốn năm ròng để khi gặp lại mẹ, Nguyên Hồng hạnh phúc vỡ òa. Những ngày tiếp theo của Nguyên Hồng cũng phải sống cực khổ vô cùng, ở nhà nội, ông phải chịu thiếu ăn thiếu mặc như cũ.
Đáng buồn hơn là khi đến tuổi cắp sách đến trường đi học, Nguyên Hồng phải nhận lấy đay nghiến và cay nghiệt từ thầy mình. Ông bị hiểu lầm là ăn cắp và bị thầy giáo đánh đập một cách dã man ở trước lớp. Nguyên Hồng không những chịu cái tát, cái đánh một cách oan ức mà quan trọng là không ai dám đứng ra can ngăn thầy hay bảo vệ ông, thậm chí còn nói những lời lẽ xấu xa, sỉ vả, hay chửi bóng chửi gió ông nhưng Nguyên Hồng chỉ biết chịu đựng, không oán trách lời nào, chỉ biết tự an ủi lòng mình.
Cuốn hồi ký đầy đau thương về một tuổi thơ bất hạnh của tác giả Nguyên Hồng được tái hiện vô cùng chân thực thông qua cuốn truyện. Cậu bé Hồng sống trong một gia đình không có hạnh phúc, cậu trưởng thành sớm hơn những đứa trẻ cùng trang lứa nên hiểu rất rõ sự đồi bại của cha mình, những nỗi khổ của mẹ mình trong một gia tộc luôn dày xéo, đày đọa mẹ đến mức phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực, hay hình ảnh của một cậu bé đang độ "cắp sách đến trường" lại bị ông thầy ác nghiệt vu vạ là đồ ăn cắp, rồi phải nghe "bà cô số giàu" chửi rủa một cách thô thiển, sỉ nhục bốn mẹ con nhà Hồng, hay sự ghẻ lạnh từ những đứa bạn cùng trang lứa. Nhưng tất cả những điều đó không thể khiến cậu chùn bước, mà còn khiến cậu mạnh mẽ và trưởng thành hơn so với những người bạn cùng tuổi.
Và thi thoảng, tôi lại thấy hình bóng của mình ở đó - một cô bé đầy tủi hờn, đầy sự ấm ức - một cô bé bị bạn bè cùng trang lứa ghẻ lạnh, kinh tởm, hay chịu những lời sỉ vả từ thầy cô vì mình quá kém cỏi. Nhưng thực sự, tôi không dễ dàng lùi bước. Tôi phải trưởng thành, trưởng thành như cậu bé Hồng đó.
Qua cuốn sách, tôi đã học được thật nhiều điều, và phảng phất trong đôi mắt tôi là hình ảnh của một xã hội nửa phong kiến nửa thực dân - xã hội của thế kỉ XX. Tôi thực sự rất vui khi có thể chia sẻ cuốn sách này với ai đó, để họ đọc, họ ngẫm và cũng sẽ như tôi - nhìn thấy hình bóng của mình đâu đó trong cuốn sách này!
#nguyentrucquynh1511
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK