Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 III ) tập làm văn +Tìm hiểu chung về văn...

III ) tập làm văn +Tìm hiểu chung về văn nghị luận ? đặc điểm của văn nghị luận ? +bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận ?

Câu hỏi :

III ) tập làm văn +Tìm hiểu chung về văn nghị luận ? đặc điểm của văn nghị luận ? +bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận ?

Lời giải 1 :

câu 1

-Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

-đặc điểm của văn nl:

+Gồm luận điểm và luận cứ

+Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ

+Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra

câu 2:

-bố cục vnl:

mở bài;nêu vấn đề nghị luận

thân bài:dùng lí lẽ và dẫn chứng để lm sáng tỏ vấn đề nghị luận

kết bài:nhận xét chung về vấn đè

       rút ra bài học cho bản thân

-phương pháp lập luận:

Gồm luận điểm và luận cứ

Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ

Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra

Thảo luận

-- nè hay mik sửa lại câu trả lời dưới phần bình luận nhé,có 1 chỗ mik làm chưa đg lắm h
-- hay bạn cho mik đ/c fb đi mik vt tay r gửi ảnh qua cho
-- bạn
-- alo
-- b là con trai???????/ mik gửi kb r đó
-- bạn là nữ à ??
-- đúng r bạn chấp nhận kết bạn đi ạ
-- rồi

Lời giải 2 :

+ Khái niệm

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

+ Đặc điểm của văn nghị luận

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó

+ Bố cục 

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

+Các phương pháp lập luận

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

           

           Nếu thấy đúng thì xin hay nhất ạ

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK