Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Viết đoạn văn ngắn dưới 200 chữ để làm rõ...

Viết đoạn văn ngắn dưới 200 chữ để làm rõ nhận định sau Ngọc không mài không thành đồ vật người không học không biết rõ đạo - câu hỏi 1788705

Câu hỏi :

Viết đoạn văn ngắn dưới 200 chữ để làm rõ nhận định sau Ngọc không mài không thành đồ vật người không học không biết rõ đạo

Lời giải 1 :

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?

Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tậpHọc để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho  và xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.
Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ  sớm hơn.
Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.

Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một  riêng của việc học để theo đuổi giác mơ của mình

Thảo luận

-- Nếu lần đầu hỏi ko hiện chữ ạ hay như nào chứ em ko thấy j hết á
-- là sao
-- Em ko thấy chữ á trắng tinh ko

Lời giải 2 :

Từ xưa đến nay chuyện “học” vẫn luôn được bao thế hệ người quan tâm và chú trọng. Bởi nó có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn lao đối với mỗi con người. Cùng nghiên cứu về lĩnh vực này, danh sĩ Nguyễn Thiếp đã có những nhận định hết sức tâm đắc. Trong đó, không thể không nhắc đến “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”.

          "Ngọc không mài, không thành đồ vật”: Ngọc nếu không được người thợ mài giũa sẽ mãi chỉ là một viên đá thô, không có giá trị. Ngọc được mài giũa thì những viên đá vô tri vô giác ấy trở thành những đồ vật có hồn, toả ra muôn vàn tia sáng lấp lánh hấp dẫn, sang trọng, làm đẹp cho cuộc sống, đem lại nhiều giá trị cho con người. "Người không học, không biết rõ đạo”: Trong quan niệm của thời phong kiến, “đạo” là đạo Nho. Quan niệm của thời nay, “đạo” là kiến thức, tri thức, việc học hành, chữ nghĩa. “Đạo” trong xưa và nay còn là đạo lí, đạo đức làm người. Nguyễn Thiếp đã so sánh việc mài giũa một viên ngọc với việc học của con người thì ngưòi xưa thật có lí: Ngọc không mài, không có giá trị. Người không học thì kém hiểu biết và không thể làm được những điều lớn lao.

            Có người phản bác lại rằng: “Vậy không học thì không có tri thức, không có nhân cách, không làm người được sao?" Trước hết, học nên hiểu theo nghĩa rộng, học là cắp sách đến trường có thầy dạy. Nói đến trường học là phải có thầy – trò và thi cử, đỗ trượt. Ngoài học thầy còn học ở bạn; học trong sách vở, học ngoài trường đời; học bất cứ ai giỏi hơn mình, học suốt đòi. Có những ngưòi được học ít hoặc tự học mà thành tài: Xưa ông Hán Cao Tổ (Trung Quốc) không học mà làm một ông vua anh hùng. Phạm Ngũ Lão chỉ là một nông dân đan sọt mà thành tướng giỏi, văn võ song toàn. Êđixơn tự học mà thành nhà khoa học nổi tiếng. M.Gorki, Nguyễn Tuân, Tô Hoài học ít mà thành các nhà văn lớn. Nhiều nông dân tự nghiên cứu mà có những sáng chế máy móc giúp ích cho chính công việc nhà nông của họ....Như vậy, không nhất thiết phải đến trường học mới là học, học bằng nhiều cách. Cũng không phải học nhiều, học rộng mới thành đạt, mới làm một con người có nhân cách. Ngược lại có người học rất nhiều, bằng cấp cao, nói rất hay mà làm thì dở và có khi sống còn thiếu văn hoá, nhân cách. Tuy nhiên, có học có hơn, không học sẽ trở thành con ngưòi kém cỏi, làm việc gì cũng khó.

             Như trên đã nói: học rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Học để có kiến thức, học để làm, để khẳng định mình, để hội nhập, để xây dựng nhân cách đạo đức cho mình sống tốt hơn. Thời đại của công nghệ, khoa học có nhiều bước tiến nhảy vọt, tri thức như biển rộng, trời cao, nếu không học làm sao tiếp thu được khoa học hiện đại, xây dựng được cuộc sống. Kiên trì học tập, học tập không ngừng sẽ tạo cho trí óc của mình phát triển, thông minh, sáng láng cũng giống như ngọc kia được mài được giũa sẽ thành đồ vật quý, có ích cho đời. Có câu: “Trí thông minh như ngọc không mài”. Học không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình mình mà còn góp phần xây dựng đất nước. Đất nước có nhiều hiền tài, dân sẽ giàu, nưóc sẽ mạnh.

               Từ nhận thức được tầm quan trọng của việc học, mỗi học sinh chúng ta cần xác định mục đích, thái độ học tập cho mình một cách nghiêm túc, tự giác. Học là việc cần thiết cho cuộc sống mỗi người, chứ không phải cho ai khác nên không thể xem là một điều ép buộc. Và cần phê phán thói lười học, ỷ lại, ham chơi, học hành chống đối, gian lận, thiếu trung thực.

                Câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp thực sự là một nhận định hết sức đúng đắn về phép học. Dù thời gian đã trôi qua, nhưng giá trị của nhận định này vẫn còn mãi.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK