Từ xưa, nhân dân ta đã rút ra được rất nhiều bài học quý giá trong cuộc sống. Đó là những kinh nghiệm sống, cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người. Câu tục ngữ : “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã nói lên kinh nghiệm đó.
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm sống ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. “Mực” ở đây là loại mực tàu được đúc thành thỏi dài, khô khi viết phải đem ra mài với nước nên dễ bị dây ra tay rất bẩn, đen và xấu. Đèn là một nguồn sáng, soi sáng làm cho mọi vật bừng sáng. Vì vậy mà mực và đèn là đại diện cho sự sáng tối, tốt xấu, tối rạng. Lớp nghĩa bóng có nghĩa là nếu như ta được rèn luyện tính cách ý thức học tập trong môi trường tốt với những tán giương đáng ngưỡng mộ thì ta sẽ học được nhiều đức tính tốt, đạo lý sống, những kiến thức bổ ích để ta phát triển và nâng cao kho tàng tri thức của bản thân. Ngược lại nếu sống trong môi trường xấu, không phân biệt được đúng sai, hay những thói hư tật xấu, có những người xa ngã vào tệ nạn xã hội sẽ khiến ta nhiễm những tật xấu, bị lôi kẹo, dụ dỗ và trở thành một con người xấu. Chúng ta cần phải hiểu được tác hại của nó để phòng tránh và không làm huỷ hoại nhân cách của bản thân. Cuộc sống là quá trình phát triển bản thân, hình thành nhân cách, đạo đức của bản thân. Qua câu tục ngữ trên ông cha ta muốn nhắn gửi đến chúng ta rằng: muốn trở thành một người có ích, có đức có tài thì phải chọn môi trường sống, môi trường làm việc tốt. Nếu như ta tiếp xúc với những người xấu, môi trường xấu thì ta sẽ mất đi nhân cách bản thân và huỷ hoại tương lai tươi sáng của chúng ta. Do đó con người trưởng thành tốt hay xấu đều là do môi trường tạo nên.
Nhưng câu tục ngữ này vẫn còn chưa đúng lắm, thực tế cho thấy thì : “gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Nếu sống trong một môi trường tốt mà ta không biết cố gắng phấn đấu nỗ lực thì ta sẽ chẳng khá lên được. Ngược lại nếu một người ở trong môi trường xấu nhưng có ý chí nghị lực biết vươn lên thì sẽ tiến bộ, phát triển mỗi ngày. Môi trường quan trọng trong việc hình thành nhân cách sống nhưng sự rèn luyện, ý chí nghị lực của bản thân còn quan trọng hơn rất nhiều. Vì thế dù ở trong trường hợp nào, hoàn cảnh có tốt đẹp hoặc khó khăn ra sao thì chúng ta vẫn phải cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân. Không vì môi trường tốt hay xấu mà huỷ đi sự nỗ lực, ý chí của bản thân.
Như chúng ta đã được học thì mẹ của Mạnh Tử đã phải ba lần chuyển nhà để giúp con có được điều kiện tốt nhất để học tập. Nhờ vậy mà Mạnh Tử đã trở thành một người thầy xuất chúng, một nhà Nho nổi tiếng của Trung Quốc. Tuy nhiên trong cuộc sống còn có nhiều tấm gương tuy sống trong hoàn cảnh khó khăn, môi trường xấu nhưng vẫn trở thành những con người tài giỏi, vẫn giữ được sự trong sạch, nhân phẩm. Đó là những con người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đáng được trân trọng noi gương.
Qua những dẫn chứng trên đã cho thấy tầm quan trọng của môi trường sống ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hình thành nhân cách của con người nhất là trẻ em. Câu tục ngữ của ông cha ta là lời khuyên giá trị, bổ ích cho thế hệ trẻ về lối sống chọn bạn mà chơi trong cuộc sống. Là một học sinh em sẽ cố gắng phấn đấu, làm theo những điều trên để giúp ích cho xã hội, đất nước.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK