Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Cấu tạo ảnh hưởng gì đến chức năng của gan...

Cấu tạo ảnh hưởng gì đến chức năng của gan câu hỏi 1787508 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cấu tạo ảnh hưởng gì đến chức năng của gan

Lời giải 1 :

Gan là một tạng lớn nhất của cơ thể, vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết, vừa là kho dự trữ của nhiều chất, vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể và có tính chất sinh mạng.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Giải thích các bước giải:

  • Sản xuất mật: Mật giúp cho ruột non phân hủy cũng như hấp thụ chất béo, vitamin và các cholesterol. Trong mật có chứa các thành phần như muối mật, bilirubin, cholesterol, nước và chất điện giải.
  • Hấp thu và chuyển hóa bilirubin: Bilirubin được tạo thành do quá trình phân hủy của huyết sắc tố. Chất sắt được giải phóng từ quá trình này sẽ được lưu trữ trong gan hay tủy xương. Đồng thời sẽ được sử dụng với mục đích tạo ra các tế bào máu ở thế hệ tiếp theo.
  • Hỗ trợ cục máu đông: Vitamin K chính là thành phần không thể thiếu giúp tạo ra một số chất phục vụ cho quá trình đông máu. Mật được tạo ra ở gan là cần thiết cho sự hấp thu vitamin K của cơ thể. Nếu mật không được sản xuất đủ thì các yếu tố đông máu cũng sẽ không thể được tạo ra.
  • Chuyển hóa chất béo: Mật sẽ giúp phá vỡ chất béo, từ đó làm cho chúng dễ tiêu hóa hơn.
  • Chuyển hóa Carbohydrate: Carbohydrate được lưu trữ ở trong gan, tại đây chúng sẽ được phân hủy thành Glucose. Sau đó sẽ được hút vào máu nhằm duy trì lượng đường huyết bình thường. Glucose sẽ được lưu trữ dưới dạng Glucogen và có thể giải phóng bất cứ khi nào cần một sự bùng nổ năng lượng.
  • Lưu trữ vitamin và khoáng chất: Gan chính là cơ quan lưu trữ nhiều vitamin quan trọng như A, D, E, B12 và K. Trong nhiều trường hợp, các vitamin sẽ được giữ lại trong một khoảng thời gian dài với mục đích dự phòng. Ngoài ra, cơ quan này còn dự trữ huyết sắc tố ở dưới dạng ferritin và luôn sẵn sàng tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Bên cạnh đó, gan còn là nơi lưu trữ và giải phóng đồng.
  • Lọc máu: Gan có chức nang loại bỏ rất nhiều hợp chất ra khỏi cơ thể. Bao hồm các hormone như aldosterone hay estrogen và các hợp chất từ ngoài cơ thể như rượu hay các loại thuốc.
  • Chuyển hóa protein: Mật sẽ làm nhiệm vụ phá vỡ protein để tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng.
  • Sản xuất albumin: Albumin chính là protein phổ biến nhất ở trong huyết thanh. Nó giúp vận chuyển axit béo và hormone steroid, từ đó duy trì áp suất chính xác, đồng thời ngăn ngừa rò rỉ mạch máu.
  • Chức năng miễn dịch: Gan cũng chính là một phần thuộc hệ thống thực bào đơn nhân. Nó chứa số lượng lớn các tế bào Kupffer liên quan trực tiếp đến hoạt động miễn dịch. Những tế bào này có chức nang phá hủy mọi tác nhân gây bệnh, đồng thời có thể xâm nhập vào gan qua ruột.
  • Tổng hợp angiotensinogen: Hormone này sẽ làm tăng huyết áp bằng cơ chế thu hẹp các mạch máu sau khi được cảnh báo bằng cách sản xuất một loại enzyme có tên gọi là renin trong thận.

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK