I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Ngô Thì Chí (1753-1788), làm quan dưới triều Lê Chiêu Thống
- Ngô Thì Du (1772 - 1840), làm quan dưới triều Nguyễn
2. Tác phẩm
- Trích hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí
a. Hoàn cảnh sáng tác
" Hoàng Lê nhất thống chí" là một tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép bề sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Không chỉ vậy mà còn tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của XHPK Việt Nam và 30 năm cuối TK XVIII và đầu TK XIX, gồm 17 hồi
b. Bố cục
P1: Từ đầu ..."hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng Chạp"
→ Đc tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế thân chinh cầm quân dẹp giặc
P2: Tiếp .... " rồi kéo vào thành"
→ Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung
P3: Còn lại
→ Sự đại bại của tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
c. Ý nghĩa nhan đề
- Chí: thể văn vừa có tính chất văn học, vừa có tính chất lịch sử
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình tượng vua Quang Trung
a. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán
- Nghe tin giặc chiếm Thăng Long → không nao núng "thân chinh cầm quân đi ngay"
- Hơn 1 tháng, quyết định nhiều việc lớn:
+ lên ngôi vua
+ Xuất binh ra Bắc
+ Lập kế hoạch cho đất nước
b, Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén
* Quyết định lên ngôi vua
- Hoàn cảnh: giặc mạnh, vận nước "ngàn cân treo sợi tóc"
→ Lên ngôi "chính vị hiệu". Mục đích rõ ràng: "yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người"
* Nhận định tình hình địch - ta
- Địch: Qua lời dụ ở Nghệ An → Vạch rõ được âm mưu của giặc
Dẫn chứng: "Từ đời nhà Hán đến nay, chúng mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải"
- Ta: nhận định về lòng dân "ai cũng muốn đuổi chúng đi"
→ Dự liệu được: Lê Chiêu Thống về nước có thể khiến 1 số người phụ Lê "thay lòng đổi dạ" → ban lời dự nghiêm khắc
* Nhận định được công - tội
- Với Sở và Lân
+ Đúng ra quân thua chém tướng nhưng hiểu rõ được lực lượng ta mỏng, địch mạnh → rút quân bảo toàn lực lượng
+ Không những không bị phạt mà còn khen
- Với Ngô Thì Nhậm
+ đánh giá cao
+ Sử dụng như 1 vị quân sư
+ Đã tính việc dùng Nhậm để dẹp việc binh đao, ngoại giao sau này
c. Tầm nhìn xa trông rộng
Thể hiện qua:
+ Nơi khởi binh đánh giặc
+ Quyết định dùng Ngô Thì Nhậm
+ Khẳng định sẽ chiến thắng với các tướng sĩ
d. Tài thao lược
- Chỉ huy thần tốc cùng cách đánh bất ngờ
e. Vẻ đẹp lẫm liệt trong trận đấu
- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân
- Dưới sự lãnh đạo tài tình, nghĩa quân ta đã có những trận đánh áp đảo
- Hình ảnh khắc họa đẹp với tấm áo bào đỏ đã nhuộm đen khói súng
2. Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và Tôn Sĩ Nghị
- Bức chân dung của Tôn Sĩ nghị và quân sĩ kiêu căng tự phụ
- Khi quân Tây Sơn tiến vào, Tôn Sĩ Nghị với bộ dạng hèn hạ, nhếch nhác; quân sĩ thì hoàng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau mà chết
3.Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
- Vì lợi ích riêng mà đem đất nước vào tay quân thù → chịu sự nhục nhã của kẻ cầu cạnh
⇒ Chịu số phận chung với kẻ thù
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK