Câu 1. Đặc điểm dân số thế giới là:
-Mật độ dân cư thay đổi theo thời gian
-Dân cư trên thế giới phân bố không đều :Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Song, phân bố dân cư rất không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống.
+Dân cư thưa thớt ở: Bắc Á, Trung Á, phía Bắc Bắc Mĩ, Trung Nam Mĩ, Châu Đại Dương.
+Dân cư đông đúc ở: Nam Á, Đông Á, Tây Á, Đông nam Á.
----
câu 2
đới nóng
a) Vị trí: Từ đường chí tuyến Bắc(23 độ 27' Bắc) đến chí tuyến Nam(23 độ 27' Nam)
Đặc điểm:
+ Gió thổi chủ yếu: Gió tín phong
+Lượng mưa trung bình năm: từ 1000mm đến trên 2000mm
+Nhiệt độ: Nóng quanh năm
b) Nằm chủ yếu vị trí 50B đến 50N
Đặc điểm:
+) Nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ luôn trên > 20 độ C.
+) Mưa nhiều quanh năm.
+) Lượng mưa trung bình từ 1500-2500 mm/năm.
+) Độ ẩm cao (> 80%)
Biên độ thấp.
c) +Cây cối um tùm
+Nhiều tầng tán xanh che ánh sáng mặt trời
+Động vật, thực vật rất phong phú
+Khí hậu nóng quanh năm
+Lượng mưa trung bình cao
+ Độ ẩm không khí cao
------
câu 3
Các môi trường ở đới nóng là:
- Môi trường Xích đạo ẩm
- Môi trường nhiệt đới
- Môi trường nhiệt đới gió mùa
- Môi trường hoang mạc
-----
câu 4
Đặc điểm khí hậu đới ôn hòa:
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh
+ Nhiệt độ TB năm không quá thấp và không cao: khoảng 10 độ C
+ Lượng mưa trung bình năm khá thấp: khoảng 600 - 700mm
- Thời tiết thay đổi thất thường: có các đợt khí nóng ở chí tuyến hoặc lạnh ở vùng cực tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh
- Gió tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo khối khí ấm và ẩm, khiến thời tiết biến động, khó dự báo trước
----
câu 5:
1.Ô nhiễm nước:
a/Nguyên nhân:
Nước thải CN, phun thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,
rác thải sinh hoạt, váng dầu (khai thác,chuyên chở,đắm tàu), nước từ sông đổ ra,....
b/Hậu quả:
Gây bệnh tật cho con người (ngoài da, bệnh đường ruột,ung thư..v v).
- Tạo ra hiện tượng:
“Thủy triều đen”
“Thủy triều đỏ”,...
c/ Biện pháp:Xử lí nước thải, rác thải trước khi đổ vào môi trường, không lạm dụng phân bón hóa học,thuốc trừ sâu…
2/ Ô nhiễm không khí:
a/ Nguyên nhân.
- Nguồn nhân tạo:Khí thải từ công nghiệp, phương tiện giao thông, bất cẩn khi sử dụng chất phóng xạ…
- Nguồn tự nhiên : Núi lửa phun, bão cát, cháy rừng…
b/ Hậu quả.
- Mưa axít..
- Hiệu ứng nhà kính.
- Thủng tầng ôzôn .
- Trái đất nóng lên.
- Tăng các bệnh về hô hấp.
- Băng tan nhanh đe dọa các thành phố ven biển.
c) biện pháp: cắt giảm lượng khí thải...vv...
-----
câu 6
– Đới lạnh nằm ở khoảng từ hai vòng cực đến hai cực của Trái Đất
– Ranh giới của môi trường đới lạnh chạy gần trung với đường vòng cực
Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vong cực đến hai cực. Ranh giới môi trường đới lạnh chạy gần trùng với đường vòng cực(66’33’)
---
câu 7
-Động vật:
+ Thích nghi nhờ có:
Lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,...)
Lớp lông dày (gấu trắng, tuần lộc,....)
Lớp lông không thấm nước (chim cánh cụt,..)
+ Sống thành đàn đông đúc đẻ đỡ tiêu hao năng lượng, một số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh lạnh giá
----
câu 8
* vị trí địa lý:
- vị trí tiếp giáp:
+ phía Bắc: giáp biển Địa Trung Hải.
+ phía Nam: giáp Ấn Độ Dương.
+ phía Đông Bắc: giáp biển đỏ.
+ phía Đông Nam: giáp Ấn Độ Dương.
+ phía Tây Nam: giáp Đại Tây Dương.
- đại bộ phận nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, thuộc môi trường đới nóng
- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.
* giới hạn lãnh thổ: Châu Phi là châu lục rộng lớn thứ 3 thế giới với diện tích 30 triệu km vuông ( sau châu Mĩ và châu Á)
---
câu 9
châu phi chủ yếu là chủng tộc nê grô ít
----
câu 10
Sự khác nhau:
+ Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2 có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa có ý nghĩa về tự nhiên là chính.
+ Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia mang ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị.
---
câu 11
Khí hậu Châu Phi nóng và khô nhất thế giới vì:
- Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng.
- Châu Phi nằm ở Xích Đạo là nơi được ánh sáng Mặt trời chiếu nhiều nhất.
- Diện tích Châu Phi rất rộng, hầu hết là hoang mạc.
- Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.
- Vị trí nằm chắn phía Bắc và Đông Nam gây ra hiện tượng khô.
- Có dòng biển lạnh, nước không bốc hơi lên được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức.
XIN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT ^^
Câu 2
Vị trí: Từ đường chí tuyến Bắc(23 độ 27' Bắc) đến chí tuyến Nam(23 độ 27' Nam)
Đặc điểm:
+ Gió thổi chủ yếu: Gió tín phong
+Lượng mưa trung bình năm: từ 1000mm đến trên 2000mm
+Nhiệt độ: Nóng quanh năm
Câu 1
- Môi trường xích đạo ẩm:
+ Có khí hậu nóng, ẩm quanh năm
+ Nhiệt độ TB năm trên 25 độ C
+ Lượng mưa TB năm từ 1500mm đến 2500 mm, mưa quanh năm. Độ ẩm cao, trung bình trên 80%
- Môi trường nhiệt đới.
+ Nhiệt độ cao quanh năm, TB năm trên 20 độ C, có sự thay đổi theo mùa
+ Lương mưa TB năm từ 500 mm đến 1500 mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa
- Môi trường nhiệt đới gió mùa.
+ Có nhiệt độ cao, nhiệt độ TB năm trên 20 độ C
+ Lượng mưa TB năm khoảng 1000mm
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường
Câu 3
Khí hậu đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
Do vị tri trung gian nên thời tiết đới ôn hoà thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng ở sâu trong nội địa, ở phía đông của Hoa Kì, mỗi khi có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10°c - 15°c trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết đới ôn hoà luôn biến động, rất khó dự báo trước.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK