Thay vì những hình ảnh quen thuộc tại Cửa Lò thì bạn hãy khám phá địa điểm mới tại Nghệ An đó là Bãi Lữ, với vẻ đẹp tự nhiên và còn những vẻ hoang sơ nơi đây với rừng thông bạt ngàn, bãi biển xinh đẹp mang lại những điểm riêng ấn tượng cho du khách.
Nằm trên địa phận huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, cách Cửa Lò 20 km, Bãi Lữ là nơi lý tưởng để du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn trong không khí trong lành, mát mẻ của thiên nhiên. Sau đoạn đường 4 km trải nhựa uốn khúc giữa đồng lúa xanh rì từ Quốc lộ 1A, bạn sẽ đặt chân đến “Đà Lạt trên biển” ở Nghệ An.
Con đường dẫn đến một "Đà Lạt trên biển" đầy quyến rũ
Sở dĩ có sự ví von như vậy bởi Bãi Lữ sở hữu bạt ngàn rặng thông vươn mình ra biển lớn. Từ xa, Bãi Lữ hiện ra với dải cát vàng uốn lượn ôm lấy biển, một bên là làn nước in màu trời lấp lánh, một bên là màu xanh mát rượi của những rặng thông gió thổi vi vu. Dạo bước dưới tán lá kim giữa những ngày oi nóng khiến lữ khách dừng chân Bãi Lữ không khỏi liên tưởng đến Đà Lạt giữa bốn về biển cả mênh mông. Bãi cát như một ranh giới mong manh giữa 2 thế giới: biển cả mênh mong và rừng cây khuất bóng tầm Bãi Lữ là nơi biển khơi ăn sâu vào đất liền nên nước biển ở đây trong vắt, có thể nhìn rõ từng viên sỏi nhỏ. Theo nhiều công trình nghiên cứu, nước ở Bãi Lữ có tỷ lệ khoáng chất cao do nằm trong trầm tích của đá, biển nằm sát núi nên rất tốt cho sức khỏe. Sóng không quá lớn mà nhè nhẹ vỗ bờ, cùng với bãi cát trải dài thoai thoải, bạn có thể thoải mái chơi bóng chuyền, bóng đá ở đây. Để khi ánh chiều tà buông xuống, thư thái thả hồn theo những vòng quay xe đạp quanh Bãi Lữ mộng mơ.
Bãi cát dài như dải lụa uốn lượn bên đường viền con sóng tạo.
Đến du lịch Bãi Lữ, bạn sẽ có hai lựa chọn. Nếu hầu bao rủng rỉnh, có thể nghỉ dưỡng ở các resort ven biển, bằng không bạn vẫn có thể tận hưởng theo kiểu “bụi” với nhiều điểm đến thú vị xung quanh. Trước hết là núi Lữ đứng sừng sững ngàn năm ngay sát biển. Chạy vòng lên đỉnh núi Lữ, bạn có thể thấy rõ phía xa là đảo Song Ngư, Đảo Mắt, Lan Châu, gần hơn nữa vào đất liền là Hùng Lĩnh, Núi Rồng, Núi Lò, Núi Cờ, Núi Kiếm… Nắng sớm trên Bãi Lữ, Sưu tầm Kênh Sắt cũng là một điểm tham quan hấp dẫn cho du khách trên đường vào Bãi Lữ. Ngoài màu nước xanh ngắt nhuộm bởi quặng sắt ở núi Thiết Sơn, nơi đây còn có Đền thờ Sơn Thần và Thánh Mẫu, nguyên là Đền Nẻ gắn với truyền thuyết Hồ Quý Ly và Bạch Y công chúa.
Nếu đi từ Hà Nội vào, bạn có thể dừng chân ở Đền Cuông cách Bãi Lữ chưa đầy 10 km. Đây là ngôi đền linh thiêng nổi tiếng của xứ Nghệ nằm ở lưng chừng núi Mộ Dạ, sát quốc lộ 1A, thờ vua An Dương Vương. Nơi đây còn gắn với truyền thuyết dân gian nơi nhà vua buộc phải tuốt kiếm chém Mỵ Châu trước khi trầm mình xuống biển.
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Những câu thơ dịu dàng, tha thiết làm tôi lại bồi hồi nhớ về quê hương mình. Dù lớn lên ở Hà Nội, nhưng mảnh đất Hòa Bình thân yêu nơi tôi được sinh ra tôi sẽ chẳng bao giờ quên.
Mỗi lần được về quê lòng tôi lại ngập tràn hạnh phúc, tôi vui sướng khi được gặp lại các anh chị em của mình, và hơn hết tôi lại được đằm mình trong dòng nước trong xanh, mát lành của con sông quê hương – sông Đà.
Sông Đà đẹp nhất có lẽ là khi ra giêng, lúc ấy nước sông đã hơi cạn, không còn cuồn cuộn chảy với màu nước đục ngầu mà thay vào đó là màu nước xanh ngọc bích, dòng chảy trở nên hiền hòa hơn. Sáng sớm khi hơi sương vẫn còn đọng trên các cành lá, tôi tranh thủ ra bãi đá sông Đà để cảm nhận được đầy đủ nhất vẻ đẹp của con sông.
Con sông lúc này tựa như một thế giới cổ tích, những màn sương bàng bạc khiến không gian trở nên huyền diệu hơn. Ra tết tiết trời chỉ hơi se se lạnh, những cơn gió nhẹ nhàng thổi lướt qua, mặt sông phẳng lặng như tờ dường như cũng bị những cơn gió làm gợn lên. Sóng trên sông mới hiền hòa làm sao. Khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống dòng sông cảnh vật trở nên lung linh, trời mỗi lúc một sáng rõ. Khung cảnh huyền diệu, mờ ảo chợt biến đi đâu mất mà thay vào đó là khung cảnh nên thơ, tuyệt đẹp. Những bãi lau ven sông thả mình buông theo cơn gió, bông lau vàng nhạt như mái tóc của người thiếu nữ bay nhè nhẹ theo làn gió thổi. Tôi lang thang dọc bờ sông, hít căng lồng ngực mình không khí tinh khiết của buổi sớm.
Phía trên đê bắt đầu đã có những người đi tập thể dục, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Dưới lòng sông không khí tấp nập cũng không kém. Những gia đình sống ven sông cũng bắt đầu dậy chuẩn bị cho ngày mới. Tiếng gọi nhau, tiếng giục nhau đi ăn sáng, đi làm,… lại rộn ràng vang lên.
Tôi yêu biết bao con sông này, nó không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế, nuôi sống nhiều gia đình, nó còn là nơi để tâm hồn ta thư thái sau một ngày học tập mệt mỏi. Con sông là một biểu tượng đẹp đẽ của người dân Hòa Bình. Có lẽ mỗi lần nhắc đến quê tôi ai lại chẳng không nhớ đến đập thủy điện và con sông Đà vừa hung bạo vừa nên thơ.
Tuổi thơ tôi và biết bao thế hệ cũng trở nên đẹp đẽ hơn, vẹn đầy hơn khi có con sông Đà ở bên. Nó là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn chúng tôi khôn lớn trưởng thành. Sau này khi học xong tôi nhất định sẽ trở về đây sinh sống và cống hiến hết mình cho mảnh đất quê hương.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK