Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Giúp mình câu 5 này với ạ, mình cảm ơn...

Giúp mình câu 5 này với ạ, mình cảm ơn nhiều ạ. 💖 Nhanh nha, mk đg cần gấp ạ. 🌹😘😍💖4, Cách bào ệ da và uê Sinah da vahư thế não? 5, Em hau nêu câu tao và c

Câu hỏi :

Giúp mình câu 5 này với ạ, mình cảm ơn nhiều ạ. 💖 Nhanh nha, mk đg cần gấp ạ. 🌹😘😍💖

image

Lời giải 1 :

Câu 1
Cấu tạo
Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.
Tai trong gồm 2 bộ phận :
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau : dài ở đinh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.
Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.
- Chức năng thu nhận sóng âm
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng "cửa bầu" và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của "cửa tròn" (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.

CẤU TẠO THỊ GIÁC

Lông mi và mi mắt

Củng mạc , giác mạc ,kết mạc , mống mắt , đồng tử ( cấu tạo ngoài)

Thủy dịch , thuỷ tinh thể , võng mạc , dịch kính , hắc mạc ( cấu tạo trong )

CHỨC NĂNG

Bộ phận

Chức năng

-Mi mắt/lông mi ;Bảo vệ mắt

-Kết mạc ;Che phủ nhãn cầu, chống nhiễm khuẩn

-Củng mạc;Giữ hình dạng con mắt

-Giác mạc ;Hội tụ ánh sáng

-Mống mắt Điều chỉnh lượng ánh sáng

-Thuỷ dịch ; Nuôi dưỡng giác mạc và thể thuỷ tinh, giữ hình dạng cho giác mạc

-Thể thuỷ tinh ;Hội tụ ánh sáng

-Dịch kính ;Lấp đầy khoảng giữa thể thuỷ tinh và võng mạc, giữ hình dạng nhãn cầu

-Hắc mạc;Nuôi dưỡng nhãn cầu

-Võng mạc ; Cảm thụ ánh sáng

-Thị thần kinh;Nối con mắt với não, dẫn truyền tín hiệu thần kinh                        

 

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Cơ quan phân tích thính giác:

a, Cấu tạo: gồm 3 phần:

_Tai ngoài: 

  -Vành tai: hứng sóng âm

  -Ống tai: hướng sóng âm

  -Màng nhĩ: khuếch đại âm

_Tai giữa:

  -Chuỗi xương tai: truyền sóng âm

  -Vòi nhĩ: làm cân bằng áp suất giữa hai bên màng nhĩ

_Tai trong: 

  -Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian

  -Ốc tai: thu nhận kích thích sóng âm

 b,Chức năng:

Sóng âm->vành tai hứng lấy->ống tai->đập vào màng nhĩ->truyền qua chuỗi xương tai->rung màng ''cửa bầu''->ốc tai->làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch->cơ quan coocti->xuất hiện luồng xung thần kinh->dây thần kinh (số 8)->vùng thính giác cho ta nhận biết về âm thanh.

Cơ quan phân tích thị giác:

a, Cấu tạo: gồm mắt, bộ phận dẫn truyền và trung ương.

*Mắt: gồm cầu mắt và các bộ phận phụ trợ.

_Cầu mắt: gồm 3 lớp màng và nhân mắt                   

  -Màng cứng: ở ngoài, bảo vệ cầu mắt, phía trước trong suốt là màng giác để ánh sáng đi qua.

  -Màng mạch: Ở giữa có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen.

  -Màng lưới: Ở trong cùng, chứa các tế bào thụ cảm thị giác hình que và hình nón, điểm vàng, điểm mù.

    +Tế bào nón: tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạch và màu sắc.

    +Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

    +Điểm vàng: nơi tập trung chủ yếu của các tế bào nón.

    +Điểm mù: nơi đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.

  -Nhân mắt: thủy tinh thể, thủy dịch và thủy tinh dịch

_Các bộ phận phụ trợ: mi mắt, cơ cử động cầu mắt, lông mi,...

*Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh thị giác (dây số II)

*Trung ương: vùng thị giác trên vỏ não

b, Chức năng: nhận biết ánh sáng, màu sắc, sự vật..

#Giai_Nhiên

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK