Chào em, em tham khảo gợi ý:
- Thiên nhiên vốn là đề tài quen thuộc trong thơ Bác. Trong sáng tác, Bác thường bày tỏ sự rung động của mình trước khung cảnh thiên nhiên bao la, hữu tình. Chính vì vậy, bài thơ “Cảnh khuya” được mở ra bằng một hình ảnh so sánh thi vị:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
+ Cách so sánh “tiếng suối” và “tiếng hát xa” là một cách so sánh rất tinh tế, gợi cảm. Câu thơ sử dụng nghệ thuật lấy “động” để tả “tĩnh”. Tiếng suối trong đêm róc rách, văng vẳng từ xa nghe trong trẻo như tiếng hát đã tô đậm không gian hoang vu, tĩnh mịch.
+ Điều đặc biệt trong câu thơ của Bác là âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Tư duy mới mẻ giúp câu thơ trở nên độc đáo bởi trong thơ cổ điển, các thi sĩ đều lấy thiên nhiên để làm chuẩn mực cho con người thì giờ đây, con người trong thơ Bác đã được lấy làm chuẩn mực của thiên nhiên. Núi rừng thiên nhiên trong đêm tĩnh lặng dường như trở nên gần gũi với con người hơn. Điều đó tạo nên cảm hứng nhân văn trong những vần thơ của Bác.
`@` Biện pháp tu từ : So sánh ( Tiếng suối trong - tiếng hát xa ).
`=>` Tác dụng : Gợi tả âm thanh của tiếng suối trong đêm yên tĩnh ấy mềm mại, dịu nhẹ và cô đọng, trong sáng như giọng hát của người con gái nơi xa. Biện pháp tu từ này giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu âm thanh. Đồng thời còn cảm nhận được sự tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên của Bác.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK