Câu 1:
* Luận cứ có trong bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" là:
- Giản dị trong lối sống:
+" Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản ... tươm tất"
+" Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng"
+" Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc ... nhà ăn "
- Giản dị trong cách nói và bài viết:
+ "Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác nêu gương sáng trong thế giới ngày nay."
+ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"
+ "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi"
* Luận điểm có trong bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" là: "Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch".
- Nội dung của bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" là:
+ Bài văn đã làm rõ đức tính giản dị của Bác. Sự giản dị ấy hài hoà với đời sống tinh thần phong phú với tư tưởng và tình cảm cao đẹp của Bác.
* Văn học nghệ thuật trong bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" là:
- Sử dụng, kết hợp các phương pháp nghị luận: giải thích, bình luận, chứng minh.
- Lí lẽ, dẫn chứng có sức thuyết phục cao bởi kết hợp hài hoà của cảm xúc trong quá trình nghị luận.
* Tác giả của bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" là: Phạm Văn Đồng.
Câu 2:
* Luận cứ có trong bài "Ý nghĩa của văn chương" là:
- Truyện con chim chết
- Tiếng khóc của thi sĩ
* Luận điểm có trong bài " Ý nghĩa của văn chương" là:
- "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống".
* Nội dung của bài " Ý nghĩa của văn chương" là:
- Tác giả Hoài Thanh đã khẳng định rằng: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đồng thời văn chương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, đời sống ấy sẽ trở nên nghèo nàn nếu không có văn chương.
* Văn học nghệ thuật của bài " Ý nghĩa của văn chương" là:
- Sử dụng, kết hợp các phương pháp nghị luận: giải thích, bình luận, chứng minh.
- Lí lẽ, dẫn chứng có sức thuyết phục cao bởi kết hợp hài hoà của cảm xúc trong quá trình nghị luận.
* Tác giả của bài "Ý nghĩa của văn chương" là: Hoài Thanh.
Chúc Bạn May Mắn!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK