Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bài 1. Xác định điệp ngữ và nêu tác dụng...

Bài 1. Xác định điệp ngữ và nêu tác dụng của chúng trong mỗi trường hợp sau: a. Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ. Buồn trông con n

Câu hỏi :

help đi hứa tất cả rất uy tín ạ

image

Lời giải 1 :

a. Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

Buồn trông con nhện chăng tơ,

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?

=> Qua khổ ca dao trên, điệp ngữ "cá", "sao" có tác dụng dùng để liệt kê. Điệp ngữ " nhện " dùng để nhấn mạnh, thổi tâm tư vào câu thơ, giúp câu thơ trở nên sinh động và đa dạng hơn, ngoài ra còn nhấn mạnh hình ảnh người phụ nữ đang mong ngóng chồng da diết.

b. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

=> Trong khổ thơ trên điệp ngữ " Một bếp lửa " được lặp lại 2 lần, nhằm nhấn mạnh hình ảnh chiếc bếp lửa trong hồi ức của tác giả, thể hiện tình yêu thương da diết của tác giả dành cho chiếc bếp lửa và người bà thân yêu.

c. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông.

=> Trong đoạn thơ trên, "Vàng rơi" được lặp lại 2 lần nhằm nhấn mạnh hình ảnh cây ngô đồng và sắc vàng của mùa thu.

#quynhchivu

Thảo luận

-- xin 5 sao ạ

Lời giải 2 :

Bài 1. Xác định điệp ngữ và nêu tác dụng của chúng trong mỗi trường hợp sau:

`a)` Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

Buồn trông con nhện chăng tơ,

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?

`->` Đã thành công sử dụng BPTT điệp từ và nhân hóa.

`-` Điệp từ "cá" 2 lần; "sao" 2 lần; "nhện" 4 lần.

`-` Nhân hóa "nhện chờ mối".

`=>` Tác dụng:

- Diễn tả nỗi nhớ sâu đậm, tha thiết của người thiếu nữ đang nhớ người yêu.

- Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.

- Giúp câu thơ trở nên sinh động, câu thơ trở nên nhịp nhàng.

`b)` Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

      Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

      Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

`->` Đã thành công sử dụng BPTT điệp ngữ và ẩn dụ.

`-` Điệp ngữ "Một bếp lửa" 2 lần.

`=>` Tác dụng:

- Nhằm nhấn mạnh ấn tượng sâu đậm về hình ảnh bếp lửa đối với người cháu.

- Đồng thời là dòng cảm xúc bồi hồi, xao xuyến dâng trào ùa về trong kí ức.

- Ẩn dụ "nắng mưa". Ở đây chỉ sự khó nhọc, vất vả mà người bà phải gánh vác.

`c)` Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng

     Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông.

`->` Đã thành công sử dụng điệp ngữ.

`-` Điệp ngữ "Vàng rơi!" 2 lần.

`=>` Tác dụng:

- Thể hiện sự bất ngờ, háo hức của tác giả đối với những chiếc lá vàng đang rơi khi mùa thu đến.

- Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.

- Giúp câu thơ trở nên sinh động, câu thơ trở nên nhịp nhàng.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK