`-` Định hướng bài làm:
Kiểu bài: Nghị luận xã hội (về một tư tưởng đạo lí).
Vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm.
Hình thức bài làm: Một đoạn văn ngắn (trong đó có sử dụng phép thế và gạch chân).
`-` Các luận điểm chính:
Luận điểm 1: Lòng dũng cảm là gì ?
Luận điểm 2: Vì sao con người cần có lòng dũng cảm ?
Luận điểm 3: Lòng dũng cảm được biểu hiện như thế nào ?
Luận điểm 4: Làm thế nào để mọi người có lòng dũng cảm ?
`-` Đoạn văn hoàn chỉnh:
Có lẽ trong cuộc sống của mỗi con người một trong những đức tính quan trọng làm nên những nhân cách tốt đẹp, đem lại sự thành công chính là lòng dũng cảm. Trước hết ta cần hiểu thế nào là lòng dũng cảm ? Nó là sự gan dạ, can đảm, không sợ khó khăn, nguy hiểm, dám đương đầu với thử thách. Người có lòng dũng cảm sẽ không run sợ trước những thách thức của cuộc sống. Người có lòng dũng cảm sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ lẽ phải, giúp đỡ người khác, dám nghĩ dám làm, luôn có bản lĩnh, ý chí, nghị lực. Vì thế người có lòng dũng cảm sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng. Vậy vì sao con người cần có lòng dũng cảm ? Cuộc sống vốn tiềm ẩn nhiều thách thức, những rủi ro, lòng dũng cảm sẽ giúp con người có sức mạnh, không sợ khó khăn, không sợ thất bại. Họ sẽ bình tĩnh, tự tin tìm cách giải quyết, vì thế dễ dàng vượt qua đi đến thành công. Nếu không có lòng dũng cảm thì khi gặp khó khăn, thử thách thì con người sẽ hoảng sợ, bỏ cuộc, buông xuôi và dễ dàng thất bại. Tuy nhiên, cần phân biệt dũng cảm khác với thái độ liều lĩnh, coi thường, bất chấp pháp luật và đạo lí để làm bừa. Lòng dũng cảm đã trở thành một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã có nhiều tấm gương dũng cảm vì độc lập tự do của Tổ quốc để chúng ta mãi biết ơn, tự hào như Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót,... Ngày nay lòng dũng cảm vẫn được con người Việt Nam ta gìn giữ, phát huy qua những hành động thiết thực, giàu ý nghĩa đó là trong thiên tai, lũ lụt có những tấm gương sẵn sàng lao vào dòng nước lũ bất chấp nguy hiểm cứu sống người khác hay những bác sĩ, y tá - những thiên thần áo trắng đã tình nguyện vào tâm dịch (trong đại dịch Covid - 19) để cứu chữa bệnh nhân. Tuy nhiên vẫn có những người hèn nhát, nhu nhược, nhìn thấy khó khăn đã vội vã bỏ cuộc, buông xuôi thật đáng phê phán. Vậy làm thế nào để mỗi người rèn luyện cho mình có được lòng dũng cảm ? Mỗi người cần học cách đương đầu và vượt qua khó khăn. Với tuổi trẻ dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì lòng dũng cảm chắc chắn vẫn là một đức tính cần thiết. Mỗi học sinh chúng ta hãy biết chấp nhận những sai lầm, thất bại để tìm hiểu nguyên nhân làm lại từ đầu, rèn luyện bản lĩnh để trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên như lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
`-` Phép thế: "Nó" thay thế cho "lòng dũng cảm".
\(\boxed{\text{LOVE TEAM}}\)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK