-Trước khi chồng ra trận :
+Là người vợ thủy chung, nết na , luôn giữ gìn khuôn phép
+Thương yêu chồng, khát khao có một gia đình hạnh phúc.
-Khi đưa chồng đi lính :
+Nàng rót chén rượu đầy với lời tiễn đầy cảm động : "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng"
-Khi chồng ra trận :
+Nàng luôn mong đợi, khắc khoải nhớ nhung "Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".
-Lúc chồng trở về :
+Khi bị nghi oan : nàng hết sức phân trần để chồng hiểu
+Khi không còn hi vọng : nàng bến Hoàng Gia để chứng minh cho tấm lòng trong sạch của mình => Kết liễu để bảo vệ phẩm giá của mình (3 lời thoại)
-Sau khi chết :
+Dưới thủy cung, nàng vẫn luôn hướng đến chồng con
+Chi tiết cuối truyện, Vũ Nương hiện lên và nói "Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp đã chẳng thể về nhân gian được nữa".
=> Người phụ nữ nhân hậu , rộng lượng, sống có trước có sau.
* Trước khi chồng ra trận:
- Ngay từ đầu chuyện Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người đẹp nết (tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp). Chỉ 1 câu nói ngắn gọn, Nguyễn Dữ đã khái quát đầy đủ và trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn của Vữ Nương, nàng ko chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có 1 tâm hồn đẹp, nàng hội tụ đủ cả công dung ngôn hạnh.
- Cũng bởi mến vì dung hạnh của nàng nên Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chi tiết này càng tô đậm thêm vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Khi lấy chồng: biết tính chồng đa nghi hay ghen, đối với vợ phòng ngừa quá mức, nên Vũ Nương đã khéo léo cư sử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không lúc nào vợ chồng thất hoà. Nàng là người phụ nữ hiểu chồng, biết mình, nàng là người phụ nữ đức hạnh.
* Lúc đưa tiễn chồng:
- Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng để thể hiện tình cảm nồng nàn, đằm thắm, thuỷ chung.
- Nàng dặn chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm
+ Nàng ko mong danh hoa phú quý mà chỉ mong ngày chồng trở về bình yên là đủ rồi.
+ Vũ Nương cũng thông cảm cho những lỗi gian lao, vất vả mà chồng phải chịu nơi chiến trận.
+ Nàng bày tỏ nỗi băn khoăn và thấu hiểu cho những nỗi lo lắng của mẹ già ngóng trông con.
+ Súc động nhất là những lời tâm tình về nỗi nhớ nhung, chông chờ khắc hoài của nàng khi xa chồng.
⇒ Những lời văn từng nhịp, từng nhịp biền ngẫu như nhịp đập trái tim của người vợ trẻ khát khao yêu thương đang thổn thức, lo âu cho chồng. Những lời nói của nàng cảm động đến mức ai ai cũng súc động ứa 2 hàng lệ.
* Khi chồng ra trận:
- Khi Trương Sinh ra trận nàng ở nhà nhớ chồng da diết, Nguyễn Dữ đã viết về nỗi nhớ ấy của nàng.
- "Mỗi khi thấy bướm lượn ngoài vườn" - cảnh vui mùa xuân hay "mây che kín núi" - cảnh buồn mùa đông thì nàng đều nhớ đến chồng. Bằng 1 vài hình ảnh ước lệ tượng chưng, Nguyễn Dữ đã diễn tả chọn vẹn nỗi nhớ chiền miên, giai giẳng, ngàu qua ngày, tháng qua tháng của Vũ Nương với người chồng nơi chiến trận.
- Nàng ko tô son điểm phấn, không đến những nơi "ngõ liễu tường hoa" để giữ trọn danh tiết với chồng, nàng chỉ bóng mình và bảo đó là cha Đản. Luôn khao khát được cuộc sống gia đình sum họp, khẳng định tình vợ chồng gắn bó như hình với bóng, dẫu xa cách cô đơn nhưng nàng luôn giữ gìn đức hạnh , 1 lòng thuỷ chung son sắt
- Người mẹ:
+ Hết lòng nuôi dạy chăm sóc, bù đắp cho đứa con bị thiếu tình cha
+ Nàng chỉ bóng mình trên tường và để dỗ con, mang lại cho con niềm vui, khắc sâu hình ảnh người cha chưa bao giờ được gặp mặt
- Người con dâu:
+ Tận tình chăm sóc mẹ chồng già yếu ốm đau, lo chạy thuốc thang cho mẹ qua khỏi, thành tâm lễ bái khấn phật. Với người xưa thì yếu tố tâm linh rất quan trọng, nàng biết mẹ chồng ốm vì nhớ con nên lúc nào nàng cũng dịu dàng " lấy lời ngọt ngào khéo léo khuyên lơn"
+ Lời chăn chối cuối cùng của bà mẹ đã đánh giá cao công đức của Vũ Nương dành cho nhà chồng "xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ"
+ Khi bà mất Vũ Nương đã hết lời thương sót lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình
→ Người con dâu hiếu thảo
(Chốt ý này) ⇒ Có thể nói cuộc đời của Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn ohận của 1 người phụ nữ, 1 người vợ thuỷ chung, 1 người mẹ hiền thương con, 1 người con dâu hiếu thảo.
* Khi chồng trở về:
- Lời thoại 1: Lúc đầu khi mới bị nghi oan, nàng khóc và phân trần cầu xin Trương Sinh đừng nghi oan cho mình
+ Nàng nói đến thân phận mình là con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu là may mắn
+ Nàng khẳng định tấm lòng chung thuỷ trong trắng vẹn nguyên chờ chồng.
+ Cầu xin chồng đừng nghi oan.
→ Qua những lời nói thiết tha ffó ta thấy nàng đang cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ
- Lời thoại 2: Khi Trương Sinh vẫn cố chấp không nghe, đánh đuổi nàng đi, nàng nói trong đau đớn và thất vọng
+ Hạnh phúc gia đình "thú vui nghi gia nghi thất" là niềm khát khao và tôn thờ cả đời giờ đã tan vỡ
+ Tình yêu giờ đây của nàng được cụ thể bằng những hình ảnh ước lệ "bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió"
+ Đến nỗi đau nhớ chồng đến hoá đá nàng cũng ko có được "đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa"
→ Vậy là tình yêu, hạnh phúc gia đình vốn là cơ sở tồn tại của người vợ trẻ giờ đã không còn ý nghĩa
- Lời thoại 3: Khi đã quá tuyệt vọng nàng đã để lại lời chăn chối của mình trước khi gieo mình xuống sông tự vẫn
+ Cuộc hôn nhân của nàng đã không còn cách nào hàn gắn rồi mà nàng phải chịu oan khuất tày trời.
+ Nàng mượn dòng nước Hoàng Giang để rửa nỗi oan
+ Lời than của nàng trước trời cao sông thẳm, là lời nguyện xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất cũng như đức hạnh của nàng
→ Hành động trẫm mình là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ nhân phẩm chất chứa nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí
Hết rùi ạ, nếu bạn thấy đúng, và hay thì bạn có thể cho mình 1 câu trả lời hay nhất với ạ, những thông tin này là từ cô dạy Văn của mình cho ghi ạ, cảm ơn @.@!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK