Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau "ăn quả nhớ...

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Hãy cm lời nhắc nhở đó là nét truyền thống của đân tộc vVN bằng 1 bài văn nghị luận ngắn.

Câu hỏi :

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Hãy cm lời nhắc nhở đó là nét truyền thống của đân tộc vVN bằng 1 bài văn nghị luận ngắn.

Lời giải 1 :

Bài Làm

          Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn luôn sống theo đạo lý tốt đẹp, luôn nhớ đến nguồn cội tổ tiên, biết ơn những người đã tạo thành quả cho ta hưởng. Để nhắc nhở con cháu đời sau phải nhớ đến công lao của người đi trước, tục ngữ ta đã có câu răn dạy: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chúng ta cùng nhau làm sáng tỏ câu tục ngữ.

          Trước hết, ta thấy câu tục ngữ có 2 lớp nghĩa. Nghia đen ý nói khi ta ăn 1 quả nào thì phải nhớ ơn người đã cực khổ một nắng hai sương trồng ra quả đó cho ta ăn. Nghĩa bóng ý nói khi ta hưởn thụ thành quả nào thì phải nhớ những người đã tạo thành quả đó cho ta hưởng

          Tóm lại, câu tục ngữ khuyên ta phải biết ơn những ai đã có ơn với mình. Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, là đạo lý sống mà mỗi người phải có.

          Lòng biết ơn đó được nhân dân ta thể hiện qua những ngày cúng giỗ tổ tiên ông bà. Đến ngày giỗ, con cháu dù ở đâu xa cũng tựu về để thắp nén nhang thành kính, nhớ ơn ông bà với tấm lòng thương yêu và trân trọng. Họ là những người đã có công sinh thành dưỡng dục, nuôi dưỡng ta khôn lớn thành người cho đến ngày hôm nay. Chính ngày giỗ cũng là ngày để bà con, dòng họ gặp mặt nhau, hỏi thăm sức khỏe của nhau.

          Thật vậy, dân tộc ta hằng năm đều có tổ chức các ngày lễ tưởng nhớ các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Cứ đến ngày này là mọi con dân Việt từ mọi miền trên đất nước lại tụ hội về đền Hùng ( Phú Thọ) để thắp nén hương tỏ lòng biết ơn của mình đến các vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang làm ta nhớ đến bài ca dao:

“ Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

          Không chỉ có vậy, lễ hội Thánh Gióng mùng 9/4 âm lịch, người anh hùng đầu tiên đánh giặc; lễ hội Hai Bà Trưng, hai người phụ nữ đầu tiên dám đứng lên chống lại ách thống trị tàn bạo của Tô Định và các lễ hội nhớ ơn cs vị anh hùng như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

          Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta luôn tiếp nối và tiếp thu truyền thống, đạo lý thời xưa. Đối với học sinh, điều thể hiện rõ ràng nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo đã và đang dạy mình. Bên cạnh đó, các ngày lễ nhớ ơn những người thầy thuốc hết lòng tận tụy  với bệnh nhân như ngày 27/2. Ngoài ra, nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh để cho đất nước được sống trong tự do độc lập như ngày thương binh liệt sĩ 27/7.

          Hiện nay, bên cạnh những bạn ngoan, giỏi, hiền, làm rạng danh gia đình, dòng tộc thì còn có những bạn không nghe lời bố mẹ, hư hỏng, rơi vào các tệ nạn xã hội, không biết thương yêu những đấng sinh thành, phụ lòng cha mẹ, vô lễ với thầy cô, làm cho họ phải phiền muộn.

          Như vậy, cô tục ngữ vô cùng đúng dắn, khuyên bảo chúng ta phải nhớ về ơn những người có công với đã mình. Chính vì lẽ đó, câu tục ngữ như một kim chỉ nam nhắc nhở đến nguồn cội tổ tiên, luôn biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô, … những người trực tiếp dìu dắt, nông đỡ  em từ thuở ấu thơ đến bây giờ:

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

          Ăn khoai nhớ kẻ cho dâ mà trồng”        

Thảo luận

-- giúp lun bài này ê
-- https://hoidap247.com/cau-hoi/1755935

Lời giải 2 :

Đạo lý tốt đẹp ấy được khẳng định và chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã phản ánh chân thực truyền thống biết ơn của nhân dân ta.

- Giải thích câu tục ngữ:

Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

Kết luận:

  • Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ.
  • Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
  • Lòng biết ơn là nét đẹp văn hoá cần thiết, cao quí.
  • Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK