Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 NÊU CÁCH PHÂN BIỆT BỔ NGỮ VÀ ĐỊNH NGỮ. nêu...

NÊU CÁCH PHÂN BIỆT BỔ NGỮ VÀ ĐỊNH NGỮ. nêu ví dụ cho biết cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần từ trong các câu ( càng nhiều ví dụ càng tốt)

Câu hỏi :

NÊU CÁCH PHÂN BIỆT BỔ NGỮ VÀ ĐỊNH NGỮ. nêu ví dụ cho biết cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần từ trong các câu ( càng nhiều ví dụ càng tốt)

Lời giải 1 :

Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt. Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.

VD:

– Chị tôi có mái tóc đen. ( đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen là định ngữ)

– Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (đen mượt mà là ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen mượt mà là định ngữ)

– Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ / tặng  cụm C-V, làm rõ nghĩa cho danh từ “Quyển sách”. mẹ tặng là định ngữ)

 

BỔ NGỮ

Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.

VD:

– Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “vui nhộn”, rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ )

– Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ “thổi”, thổi mạnh được gọi là Cụm động từ)

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Bổ ngữ là một thành phần đứng trước động từ hay tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ ấy

VD : 

$+$ Cô ấy thật vui nhộn  

2. Định ngữ là thành phần phụ trong tiếng việt , bổ nghĩa cho danh từ

VD :

$+$ Bà tôi có mái tóc trắng bạc

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK