Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi sai chính...

Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả? "Những lá cây im lìm, mệt mỏi, héo giũ vì cái nắng oi nồng của ban ngày giờ tươi vui trở lại, lay động rì rào

Câu hỏi :

Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả? "Những lá cây im lìm, mệt mỏi, héo giũ vì cái nắng oi nồng của ban ngày giờ tươi vui trở lại, lay động rì rào trong gió. E ấp nơi vườn nhà, khóm nhài khe khẽ bung nở những cánh hoa trắng ngần, thơm ngát. Dạ hương, thiên lí, móng rồng dịu dàng đưa hương. Trăng tưới đẫm tàu cau lấp lánh sương đêm, dọi qua kẽ lá, soi tỏ con đường làng. Trăng rát vàng trên dòng sông mênh mông sóng nước, lững lờ những khóm hoa lục bình vừa trôi vừa nở. Trăng tròn vành vạnh in xuống mặt ao, khẽ vỡ vụn khi có chú cá bất ngờ ngoi lên đớp mồi." (Theo Lam Hồng) 2 3 4 5 Câu hỏi 2 Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ viết sai chính tả? xứ sở, giục giã, rảnh rỗi, dành dụm sáng lạng, khúc khuỷ, ghập ghềnh, ngoằn nghèo kể chuyện, giận dữ, giấu giếm, chải chuốt chạm trổ, trăn trở, trống trải, trơn tru Câu hỏi 3 Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không đúng? Bất di bất dịch Bất khả tội phạm Bất phân thắng bại Bất tỉnh nhân sự Câu hỏi 4 Người đỗ thứ ba trong kì thi Đình, được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa được gọi là gì? Hoàng giáp Thám hoa Bảng nhãn Trạng nguyên Câu hỏi 5 Giải câu đố sau: Cài lên trên tóc rất xinh Đảo ngược vị trí là mình tri ân S vào non nước xa gần Đ vào riêng lẻ chẳng cần ai đâu. Từ đảo ngược là từ gì? nơ sơn ơn đơn Câu hỏi 6 Câu văn nào dưới đây là câu ghép? Lúc tôi mặc áo đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại, lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Một dải mây mỏng mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn. Trên cao, trập trùng những đám mây trắng; dưới thấp, đàn bò thi nhau gặm cỏ. Câu hỏi 7 Phép nhân hóa trong đoạn thơ dưới đây dùng để tả về sự vật nào? "Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Ngôi nhà giống như bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch." (Đồng Xuân Lan) vôi vữa ngôi nhà bài thơ bức tranh Câu hỏi 8 Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: "Giôn-xơn! Tội ác bay chồng chất Nhân danh ai Bay mang những B.52 Những na pan, hơi độc Đến Việt Nam." (Tố Hữu) Từ "bay" trong khổ thơ trên và "bay" trong câu "Những chú chim bay lên bầu trời." có quan hệ với nhau như thế nào? đồng nghĩa nhiều nghĩa trái nghĩa đồng âm Câu hỏi 9 Từ 3 tiếng cho sẵn "bình, tĩnh, lặng" có thể tạo ra bao nhiêu từ ghép? 1 2 3 4 Câu hỏi 10 Điền cặp từ đồng âm thích hợp vào chỗ trống sau: Em làm rơi lọ …... trên ….. về nhà. mứt - mứt muối - muối đường - đường hoa - hoa

Lời giải 1 :

Câu 1 : 2 từ

$→$ dọi thành rọi .

$→$ giũ thành rũ .

Câu 2 : 

$→$ Kể chuyện, giận dữ, giấu giếm, chải chuốt.

Câu 3 :

Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không đúng?
 Bất di bất dịch

$→$Bất khả tội phạm

Bất phân thắng bại

Bất tỉnh nhân sự

Câu 4 :Người đỗ thứ ba trong kì thi Đình, được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa được gọi là gì?

→Thám Hoa

Câu 5 chưa tìm ra đáp án

Câu 6 :

$→$ Câu ghép :

$+$ Lúc tôi mặc áo đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội"

Câu 7 :

$→$ Phép nhân hóa : sự vật ngôi nha (ngôi nhà - tựa vào-thở ra mùi)

Câu 8 : 

$→$ Từ "bay" ở hai câu trên trái nghĩa với nhau 

$+$ Từ "bay" trong "Tội ác bay chồng chất" để nói về cái xấu

$+$ từ "bay" trong "Những chú chim bay lên bầu trời." nói về việc chú chim bay lượn trên bầu trời (hiển nhiên)

Câu 9 :

$→$Từ 3 tiếng cho sẵn "bình, tĩnh, lặng" có thể tạo ra 2 từ ghép : bình tĩnh , tĩnh lặng

Câu 10 : Điền cặp từ đồng âm thích hợp vào chỗ trống sau:

$→$Em làm rơi lọ …hoa... trên …đường .. về nhà.

Thảo luận

Lời giải 2 :

@Meoss_

1)

-> Sai 2 lỗi: héo giũ, vành vạnh

2) 

-> kể chuyện, giận dữ, giấu giếm

3)

-> Bất khả tội phạm

4) 

-> Thám Hoa

5) 

-> Từ đảo ngược: ơn

6) 

-> Trên cao, trập trùng những đám mây trắng; dưới thấp, đàn bò thi nhau gặm cỏ.

7)

-> Ngôi nhà

8)

-> Từ đồng âm

9)

-> 4: bình tĩnh, tĩnh lặng, bình lặng, lặng tĩnh

10)

-> Đường - đường

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK