Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Giải hộ tôi bài phân tích bài thơ ngắm trăng...

Giải hộ tôi bài phân tích bài thơ ngắm trăng vs ạ câu hỏi 1747451 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giải hộ tôi bài phân tích bài thơ ngắm trăng vs ạ

Lời giải 1 :

Từ những năm tháng tuổi trẻ cho đến cuối đời, Bác lúc nào cũng chú tâm cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, làm sao để có thể cứu đất nước, cứu nhân dân thoát khỏi ách áp bức, đô hộ của đế quốc, thực dân. Cuộc đời của Người thanh cao, giản dị và không có ham muốn trở thành nhà thơ nhưng có lần Bác đã viết thế này:

Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm gì đây?

Có thể thấy Bác đến với thơ ca giống như một kì duyên. Người không chủ ý làm thơ nhưng vì ngồi trong 4 bức tường, nếu không làm thơ thì chẳng biết làm gì. Thơ giống như chiếc phao cứu sinh giúp cho bác có thể quên đi những ngày tháng cơ cực, nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ. Suốt thời gian ở trong tù, Bác đã viết nên nhiều vần thơ trong đó có bài thơ Ngắm trăng để lại nhiều ấn tượng:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà

Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Phân tích bài thơ Ngắm trăng 

Với nhan đề là Ngắm trăng, ta liên tưởng đến hình ảnh người ngồi trên lầu vọng nguyệt, bên cạnh có bạn hiền, có túi thơ và có chén rượu bầu bạn. Hai người vừa ngồi đối thơ, vừa nâng chén rượu lại cùng nhau ngắm trăng. Thế nhưng, Bác lại Ngắm trăng trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác với lẽ thường đó là:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Câu thơ đã mở ra cho người đọc rất nhiều những điều bất ngờ. Ở đây, người ngắm trăng lại là một người tù nên không có tự do. Ở vào hoàn cảnh đặc biệt ấy, thường thì con người ta sẽ sống một cách quay quắt với cái đói, cái đau. Bác cũng từng phải chịu bệnh ghẻ đến nỗi ngứa khắp người trong những năm tháng sống trong tù. Thế nhưng với một người có tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết nên đã hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Trong nguyên văn chữ Hán, từ diệc nhằm nhấn mạnh những thiếu thốn và khó khăn trong điều kiện ngắm trăng. Ở đây, nhà thơ ngắm tranh trong khung cảnh không rượu cũng không hoa, thiếu thốn đủ mọi nhẽ.

Khi không có tự do, không có rượu cũng không hoa nhưng đối thử lương tiêu nại nhược hà, đối diện với ánh trăng sáng đẹp lung linh như vậy thì người tù biết làm sao đây? Đọc bản nguyên văn chữ Hán, ta thấy có sự bối rối và băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng của ánh trăng. Mặc dù không có những điều kiện vật chất tối thiểu cũng không có cả sự tự do nhưng Bác đã có một cuộc vượt ngục tinh thần đầy ngoạn mục, rất độc đáo. Có lần Bác cũng đã tâm sự thế này:

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Rõ ràng dù đang bị giam cầm về thể xác nhưng Bác vẫn thả hồn mình bay bổng với thiên nhiên. Có thể lí giải điều này bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và Bác có một tinh thần thép không bị khuất phục bởi cái xấu. Khi nhìn ánh trăng sáng, lòng người cũng trong sáng nên ta thấy có một sự giao hòa tuyệt vời giữa trăng và người:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Bản dịch thơ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Ở bản nguyên tác chữ Hán, Bác đã sử dụng phép đối giữa hai câu thơ nhân – nguyệt, hướng – tòng, song tiền – song khích, minh nguyệt – thi gia. Nhờ vào phép đối này, chúng ta thấy được sự đồng điệu và giao hòa giữa người và trăng, trăng và người giống như hai người bạn tri kỉ của nhau vậy. Chính vì thế nên người đã không quản ngại cảnh lao tù mà hướng song tiền khán minh nguyệt. Khán ở đây có nghĩa là xem, là thưởng thức. Để đáp lại tấm chân tình của người tù thì vầng trăng cũng tòng song khích khán thi gia. Tòng có nghĩa là theo, ý câu thơ ở đây là trăng theo song cửa mà vào nhà lao khán thi gia. Đây là một cảm nhận hết sức tinh tế. Xưa nay, vầng trăng vẫn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp vĩnh hằng trong vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của thi nhân. Trong câu thơ của Bác, trăng đã len mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù tăm tối ẩm ướt và hôi hám để mà chiêm ngưỡng nhà thơ hoặc chiêm ngưỡng tâm hồn của nhà thơ. Từ hình ảnh này có thể khẳng định vẻ đẹp trong con người của Hồ Chí Minh.

Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết vào những năm 1942 – 1943 khi đang bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ này đã thể hiện được một phong thái ung dung và coi thường những hiểm nguy của Bác. Có thể thấy dù Người ở trong hoàn cảnh gian khó thế nào thì cũng luôn hướng về thiên nhiên, hướng đến những điều tươi đẹp. Đây chính là biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.

Bài thơ Ngắm trăng không đơn thuần tả cảnh mà nó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Đây là một tác phẩm đáng được trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam và cần được lưu giữ muôn đời.

Thảo luận

-- Bài mk lm đầy đủ luôn nên bn nhìn thấy dài ạ xin hay nhất để mang điểm về cho nhóm ạ

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK