“Ông tôi, cha tôi và tôi/ Ba đời làm lính, ba đời nông dân”. Đó có lẽ là lời tự bạch, là “ trích ngang” mộc mạc, chân thành pha chút hãnh diện của nhà thơ có trái tim người lính, tâm hồn nhà nông Nguyễn Sĩ Đại. Nguyễn Sĩ Đại người Can Lộc ( Hà Tĩnh), là một trong những gương mặt thi ca đương đại tiêu biểu của vùng đất xứ Nghệ. Ông có nhiều bài thơ ghi dấu, nhắc nhớ trong lòng người đọc, ông còn được xem là “nhà thơ tâm giao” đặc biệt của người nông dân, dù “người nông dân” Nguyễn Sĩ Đại sống, làm việc lâu năm ở phố thị và từng giữ trọng trách trong đời sống văn nghệ Thủ đô với hai nhiệm kỳ là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Ông có cuộc trò chuyện về nghề cùng nhà báo Phan Thanh Phong. Nhà báo Phan Thanh Phong ( PTP) : Thưa ông, quá nửa đời người, nhìn lại, hai chữ nhà thơ trong ông gợi những suy ngẫm, trăn trở gì ? Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại (NSĐ ): Thú thật, tôi chưa bao giờ tự nghĩ, hay tự nhận mình là nhà thơ. Đôi khi người này, người nọ, báo này, báo nọ gọi tôi là “Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại” tôi vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng, ngượng ngùng. “Nhà thơ” đúng nghĩa là một danh hiệu quá xa vời đối với tôi và chắc chắn là tôi không đạt tới. Lịch sử văn học sẽ không nhắc tên tôi cũng như hàng trăm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khác. Tôi làm thơ như một thôi thúc của tình cảm cá nhân, một ý thức dùng thơ ca để thể hiện tư tưởng, bổ sung cho việc làm báo nhằm phát hiện, bảo vệ lẽ phải, chia sẻ những cách nghĩ mới, hướng tới những tình cảm cao đẹp, tính hướng thiện của con người.Về những suy ngẫm, trăn trở, hay nhìn nhận lại như chị hỏi thì có thể nói như thế này:Về cá nhân, làm thơ, làm báo thì không làm được việc khác - những việc tạo ra nhiều tiền bạc, của cải và địa vị (Đối với nhiều người, có địa vị cũng để có tiền bạc). Tôi bằng lòng với công việc, với lựa chọn của mình. Một số bài báo, bài thơ, thậm chí một vài câu thơ của tôi được người đời biết đến, làm tôi thấy hạnh phúc và cũng ngỡ ngàng, không ngờ mình – từ một đứa trẻ nhà quê đi ra giờ lại có thể làm được như vậy. Và tôi thấy để có được điều ấy, không hề dễ dàng đối với tôi, mà lúc nào cũng lao động, cũng phấn đấu vượt lên mình ngày hôm qua.Về xã hội, tôi luôn có những trăn trở. Trăn trở vì sao hiện thực lại không giống như lý tưởng, những điều người ta làm lại khác điều người ta nói, trăn trở vì sao cách mạng thành công đến gần 80 năm rồi mà nhiều mong ước, nhiều mục tiêu giản dị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đặt ra vẫn chưa thực hiện được; nhiều căn bệnh trong Đảng, trong bộ máy nhà nước mà Bác Hồ đã cảnh báo có vẻ phổ biến và nặng nề hơn. Tôi đã không ngừng suy nghĩ, đầu óc bị chất vấn không ngừng bởi những câu hỏi “vì sao”. Có lúc, tôi thấy chậm chân, lạc lõng với xã hội nhưng cũng thấy mình vẫn đứng hoặc đi trên con đường mình đã yêu, đã chọn, không thay đổi như khi tuổi thiếu niên nghĩ mình sẽ cố học tốt để mai sau phục vụ đất nước; như khi xung phong cầm súng biết có thể hy sinh để giải phóng đất nước. Tôi tự hào đã sống, đã viết “Lòng như cờ không một nếp nhăn”; ơn Đảng, tự hào là một đảng viên của Đảng:Đôi mắt sáng dìu ta trong từng mỗi bước điKhông để đến cao sang, không thành quan cách mạngTrên đất mẹ làm người con đứng thẳngGiữa đồng bào, đồng chí rất thân yêu!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK