Chữ hơi xấu nhưng mong nhận và thông cảm ạ !!
$#chicong283k$
I. HOÁN DỤ LÀ GÌ?
1. Các từ ngữ in đậm trong câu thơ sau chỉ ai?
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
(Tố Hữu)
Trả lời
- Áo nâu: chỉ người nông dân.
- Áo xanh: chỉ người công nhân.
- Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn.
- Thị thành: chỉ những người sống ở thị thành.
2. Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời: Các từ này có mối quan hệ gần gũi với nhau:
- Áo nâu gợi liên tưởng tới những người nông dân sống ở nông thôn
- Áo xanh là nét đặc trưng gợi liên tưởng tới những người công nhân sống ở thị thành (trong thời kì Đổi mới của nước ta)
3. Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này.
Trả lời
Cách diễn đạt ở câu trên vô cùng ngắn gọn nhưng lại gợi được sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II. CÁC KIỂU HOÁN DỤ
1. Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?
a.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
b.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
c.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
(Tố Hữu)
Trả lời
- Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính.
- Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung.
- Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.
2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?
Trả lời
- Câu a biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể.
- Câu b biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.
- Câu c biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật.
3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.
Trả lời
Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
- Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK