Câu 1.
- Khi sử dụng từ cần chú ý:
+ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
+ viết đúng chính tả
+ phù hợp với từ để nói với con người ( đồ vật/cảnh vật) → sử dụng đúng từ loại
Câu 2.
a,
Làm trai cho đáng lên trai
Phú Xuân cũng chải Đồng Nai cũng từng.
- Từ sai, lỗi sai: sai chính tả: từ "lên", "chải"
⇒ Sửa lại:
+ từ "lên" → nên ( vì đây là câu chỉ lời khuyên)
+ từ "chải" → trải ( trải qua chứ không phải chải chuốt,..)
b, Món quà tuy nhỏ nhoi nhưng em rất quí.
- Từ sai, lỗi sai: nhỏ nhoi
⇒ Sửa lại:
+ " nhỏ nhoi" → nhỏ bé ( vì nhỏ nhoi là từ dùng để chí tính cách của con người nên không thể sử dụng trong trường hợp này)
c, Sau khi tướng giặc hi sinh, quân giặc như rắn cụt đầu.
- Từ sai, lỗi sai: hi sinh
⇒ Sửa lại: chết ( vì từ "hi sinh" là để chỉ những người đã mất để bảo vệ cho người khác, vì nghĩa lớn)
d, Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang.
- Từ sai, lỗi sai: hào quang
⇒ Sửa lại: bóng loáng ( vì "hào quang" không phù hợp khi nói về đồ vật)
e, Bác nông dân đưa phu nhân đi xem kịch.
- Từ sai, lỗi sai: phu nhân
⇒ Sửa lại: vợ ( vì "phu nhân" dùng ở đây là không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK