1) Những hình ảnh trên đề cập đến các quyền của công dân:
Các quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân.
Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của công dân về chính trị gồm có: quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo. Các quyền cơ bản của công dân về kinh tế - Xã hội gồm có: quyền lao động, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền hôn nhân và gia đình, quyền được hưởng chế độ bảo vệ về sức khoẻ, quyền được học tập, lao động, giải trí của thanh niên, quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em, quyền được ưu đãi của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, quyền được giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Các quyền cơ bản của công dân về văn hoá, giáo dục gồm có: quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo. Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân gồm có: quyền tự do ối lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.
2) Một số quyền và nghĩa vụ khác của công dân mà em biết:
+Quyền sống của con người;
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể;
+ Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác;
+ Quyền có nơi ở hợp pháp của công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mọi người;
+ Quyền tự do đi lại và cư trú;
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình;
+ Quyền bình đẳng giới;
+ Quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân;
+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân;
+ Quyền biểu quyết của công dân khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân;
+ Quyền khiếu nại, tố cáo của mọi người;
+ Quyền suy đoán vô tội và được xét xử công bằng; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự;
+ Quyền sở hữu và quyền thừa kế của mọi người;
+ Quyền tự do kinh doanh của mọi người;
+ Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi của công dân;
+ Quyền kết hôn, ly hôn;
+ Quyền của trẻ em, của thanh niên, người cao tuổi;
+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mọi người;
+ Quyền học tập của công dân;
+ Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó của mọi người;
+ Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa của mọi người;
+ Quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp của giao tiếp của công dân;
+ Quyền được sống trong môi trường trong lành của mọi người.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK