Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 tự luận cảm nghĩ của mình về người đoàn viên...

tự luận cảm nghĩ của mình về người đoàn viên TNSC Hồ Chí Minh lớp 5 câu hỏi 1726863 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

tự luận cảm nghĩ của mình về người đoàn viên TNSC Hồ Chí Minh lớp 5

Lời giải 1 :

Trước khi trình bày bài của mình thì chị muốn em biết là chị đã chỉnh sửa lại một bài văn của chị, nhưng đề bài khác, em có thể kiểm tra có phải chép mạng hay không. Link câu trả lời: https://bit.ly/3f6YxWU

Và lí do chị chỉnh sửa bài viết đó để làm cho bài này vì nó tương đồng nữa, và vì nó là bài của chị.

Từ lâu nay, em đã luôn mơ ước được đứng trong hàng ngũ của đoàn viên đội TNCS Hồ Chí Minh. Em vô cùng tự hào và khâm phục các anh chị khóa trước, có thể được khoác lên mình chiếc áo thanh niên giản dị mà cao quý, trở thành một đoàn viên có ích trong hàng ngũ TNCS Hồ Chí Minh

Từ nhỏ đến lớn, chứng kiến sự thay đổi và ngày càng lớn mạnh của đoàn thanh niên trên các phương tiện truyền thông, em đã cảm phục vô cùng trước sự quả cảm và tuyệt vời của anh chị, những người tiên phong dẫn dắt đội thiếu niên tiền phong chúng em. Nhìn các anh chị khoác lên mình màu áo xanh đậm cùng chiếc huy hiệu nhỏ xinh mà trang nghiêm, em kính yêu và tôn trọng biết nhường nào.

Khi còn là thành viên của đội thiếu niên tiền phong, em đã tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường rất năng nổ, em cũng thường tổ chức các buổi sinh hoạt để tuyên truyền cho các bạn những thông tin chính và những việc làm thiện nguyện mà các đoàn viên của TNCS HCM đã hoàn thành. Chúng em thật sự vô cùng cảm kích những thế hệ đi trước, đã luôn dìu dắt và ủng hộ cho chúng em, cho chúng em một nền căn bản thật vững chãi trước khi bước vào một nhiệm vụ lớn hơn: trở thành đoàn viên ưu tú của đoàn TNCSHCM.

Chúc em học tốt~

Thảo luận

Lời giải 2 :

Từ xưa đến nay trăng luôn nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Hình ảnh trăng đi vào trong thơ với biết vao vẻ đẹp riêng của nó, sắc thái đặc trưng của nó mà không mấy ai có thể lột tả hết được. Ta gặp một vầng trăng thương nhớ cô hương trong thơ Lí Bạch, ánh trăng hoang dại trong bài cảnh ngày khuya… Và giờ đây ta lại gặp trăng trong thơ của vị cha già kính yêu của dân tộc, bài “ngắm trăng”.

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Bài thơ rút trong tập “Nhật kí trong tù”. Tập nhật kí được được viết bằng thơ Hán trong hoàn cảnh Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tù một cách vô cớ. bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong tù, qua đó nói lên tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Người.

Dẫu đang sống trong cảnh tù đày nhưng Bác vẫn có tâm trạng để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, đó là một thái độ rất lạc quan yêu đời mà chúng ta khâm phục nơi Người. Đang sống trong tù, cũng là một hiện thực “không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy bối rối lòng, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước của ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của các khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượt và hoa nhưng tâm hồn vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác băn khoăn mà cũng bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh. Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

Sự tự ý thức được về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng khác, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tát cả niềm yêu thương, với tâm thế “vượt ngục” đích thực? song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần của người tù có bản lĩnh phi thường như Bác.

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thứ thái. Song sắt nhà tù Quảng Tây không thể nào ngắn cách được người tù và vầng trăng. Máu và bạo lực không thể nào đánh bật được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri ân, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói lên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắn trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Ta thấy: “nhân, nguyệt” rồi lại “nguyệt, nhân” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù ở giữa chắn trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu. “tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. tư thế ấy chính là phong thái ung dung tự tại, lạc quan, yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những phút giây thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Đọc bài thơ tứ tuyệt này ta thưởng thức được một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa nên thơ ca dân tộc, những bài ca nói thi phẩm nói về trăng. Nhưng đồng thời cũng phát huy, sáng tạo tài năng để viết lên một bài thơ tuy giản dị nhưng cũng đầy lớp nghĩa có giá trị.

Bài thơ “ngắm trăng” cảu Bác thực sự để lại ấn tượng rất nhiều trong tâm trí người đọc. ta bắt gặp một tâm hồn luôn lạc quan yêu đời, niềm tin, tình yêu thiên nhiên mãnh liệt nơi con người Bác. Qua đó thêm yêu quý, tran trọng và mến phục Người hơn

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK