#Zin
Nếu Thế Lữ được coi là người dạo những bản nhạc đầu tiên cho phong trào Thơ mới thì bài thơ "Nhớ rừng" của ông là một nốt cao chói lọi cho bản nhạc ấy. Nói về hoàn cảnh tù túng của con hổ trong vườn bách thú, bài thơ đã thể hiện nỗi nhớ tha thiết về quá khứ tự do oanh liệt của con hổ đặc biệt là qua khổ 2,3. Ta có thể thấy, con hổ sống trong hoài tưởng về quá hào hùng của những ngày xưa “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”. Quá khứ huy hoàng, oai hùng ấy vẫn luôn sống động trong tâm hồn yêu tự do của con hổ. Nó nhớ về những thuở “tung hoành” được tự do đi lại cùng sự kiêu hãnh, thỏa chí tung hoành nơi rừng già, nhớ về những khung cảnh rộng rãi, mênh mông của “sơn lâm”,với những “bóng cả” và "cây già”, không gian xung quanh cũng tràn ngập âm sắc bởi “tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn thét núi”. Vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy, đó chính là hình ảnh uy nghi của con hổ với những bước chân đầy tự do, phóng khoáng. Đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm, dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình “Ta biết ta chúa tể muôn loài”, vì là đấng tối cao nơi rừng già nên mọi hành động của nó đều khiến cho vạn vật nể sợ, im hơi lặng tiếng. Đặc biệt nỗi nhớ của con hổ còn được thể hiện một cách thống thiết, sống động qua bộ tranh tứ bình đặc sắc ở khổ 3. Các câu hỏi tu từ được đặt ra liên tiếp, dồn dập thể hiện nỗi nhớ không nguôi của hổ: nhớ đêm trăng bên suối, nhớ những ngày mưa rừng, nhớ bình minh, nhớ giấc ngủ, nhớ tiếng chim ca. Và nhớ "những chiều lênh láng máu...". Đoạn thơ tráng lệ nói về bốn nỗi nhớ của chúa sơn lâm, nhớ triền miên ngày và đêm, sớm và chiều, mưa và nắng, thức và ngủ, lúc say mồi và lúc lặng ngắm, lúc đợi chờ... Một không gian nghệ thuật được tái hiện và mô tả qua bộ tứ bình của một nhà danh họa. Chúa sơn lâm có lúc mơ mộng giữa cảnh suối trăng, có lúc trầm ngâm trong chiêm nghiệm, có lúc hung bạo, khát máu như một vị bạo chúa đang săn mồi. Qua hai khổ thơ trên đã thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt, thống thiết về một thời oanh liệt tự do của hổ qua đó cũng gián tiếp nói lên khát khao tự do thoát khỏi xiềng xích nô lệ của nhân dân ta thủa bấy giờ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK