Trang chủ Địa Lý Lớp 7 Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình Trung và...

Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình Trung và Nam Mĩ ? So sánh sự khác nhau của địa hình vùng núi ở Bắc Mĩ. Câu 2: Nhận xét về thành phần dân tộc ở Trung và Nam

Câu hỏi :

Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình Trung và Nam Mĩ ? So sánh sự khác nhau của địa hình vùng núi ở Bắc Mĩ. Câu 2: Nhận xét về thành phần dân tộc ở Trung và Nam Mĩ. ? Giải thích nguyên nhân. Các bạn nhớ trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho mình nhé! Mình thanks nhiều lắm😍.

Lời giải 1 :

Câu 1: 

- Đặc điểm của địa hình Nam Mĩ chia 3 khu vực:
     + Dãy núi trẻ An-dét chạy dọc ở phía tây. Địa hình phức tạp, đồ sộ, cao trung bình từ 3000-5000m. Giữa các dãy núi có thung lũng và các cao nguyên rộng.
     + Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn: Đồng bằng Ô-ri-nô-cô, Đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng Pam-pa, đồng bằng Pa-pla-ta, địa hình cao dần về phía tây.
     + Phí đông là các sơn nguyên: Sơn nguyên Guy-an, sơn nguyên Bra-xin.

So sánh sự giống nhau và khác nhau của địa hình Bắc và Nam Mĩ:

>Giống nhau:
- Diện tích địa hình rộng lớn
- Có dãy núi cao và đồ sộ ở phía tây, ở giữa là đồng bằng, phía đông là sơn nguyên.
- Có nhiều sông, kênh, rạch trải dài trên khắp lãnh thổ.
- Hai dãy núi cao, đồ sộ ở Bắc và Nam Mĩ đều chạy dọc bờ phía tây của lục địa. Trải dài trên nhiều vĩ độ.
>> Khác nhau:
*Bắc Mĩ:
- Hệ thống Cooc-đi-e chiếm một nửa diện tích trên địa hình Bắc Mĩ.

- Độ cao trung bình của dãy Cooc-đi-e là 3000-4000m.

- Bắc Mĩ có một đồng bằng là đồng bằng trung tâm, có hệ thống sông ngòi hơn đồng bằng Nam Mĩ. Có nhiều rừng lá kim và rừng lá rộng.

- Ở đồng bằng trung tâm có nhiều khoáng sản như chì, khí đốt, sắt, dầu mỏ,....

- Bắc Mĩ ở phía đông còn có núi già A-pa-lat chạy theo hướng bắc - tây nam.

- Địa hình Bắc Mĩ thấp dần từ tây sang đông.

*Nam Mĩ:

- Dãy An-đet chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ của Nam Mĩ.

- Diện tích chủ yếu là đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng La-pla-ta, đồng bằng Pam-pa có nhiều sông ngòi, kênh rạch. Có nhiều rừng nhiệt đới, xavan và rừng thưa bao phủ.

- Phía đông có sơn nguyên Bra-xin, rừng cây phát triển rậm rạp.

- Địa hình Nam Mĩ cao ở phía tây và phía đông và thấp 

Chúc bạn học tốt🍰🍩🥪

Thảo luận

-- Nếu hay và đúng thì Vote 5sao và Cảm ơn nhoa🙆‍♀️❤️🙆‍♀️
-- Cho mình xin ctrlhn ạ👍
-- Sorry vì mình không làm được câu 2💦

Lời giải 2 :

Câu 1: Đặc điểm địa hình Trung và Nam Mĩ:

a)Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-Ti:

-Nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió Tín Phong Đông Bắc hoạt động

-Eo đất Trung Mĩ: Nơi tận cùng cua hệ thống Cooc-đi-e, nhiều núi cao và núi lửa

-Quần đảo Ăng-Ti: gồm vô số đảo lớn, nhỏ bao quanh biển Ca-ri-bê.

+Phía Đông: mưa nhiều→rừng rậm

+Phía Tây: mưa ít→rừng thưa, xavan, cây bụi

b)Lục địa Nam MĨ:

-Phía Tây: Hệ thống An-det: cao đồ sộ nhất Châu Mĩ 

-Độ cao trung bình: 3000m-5000m, có đỉnh trên 6000m, xen kẽ giữa các thung lũng và cao nguyên.

-Thiên nhiên phân hóa từ Tây→Đông và thấp lên cao.

-Ở giữa: các đồng bằng: Ôrinô-cô, Amadôn, Laplata, Pampa.

-Phía Đông: Các sơn nguyên: Guy-a-na, Braxin→Thấp, bằng, phẳng.

So sánh Trung Mĩ và Nam Mĩ:

+Giống nhau :

-Nam Mĩ và Bắc Mĩ đều có cấu trúc địa hình đơn giản và đực chia ra làm 3 phần: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hay các vùng núi thấp.

- Diện tích địa hình rộng lớn
- Có nhiều sông, kênh, rạch trải dài trên khắp lãnh thổ.
- Hai dãy núi cao, đồ sộ ở Bắc và Nam Mĩ đều chạy dọc bờ phía tây của lục địa. Trải dài trên nhiều vĩ độ.

+Khác nhau :

-Ở phía Đông của Nam Mĩ có các sơn nguyên trẻ: Sơn nguyên Guyana, Sơn nguyên Braxin.

-Phía tây : Có hệ thống Anđét, cao đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi là sơn nguyên và cao nguyên

-Ở giữa: Là các chuỗi đồng bằng nối với nhau liên tiếp từ: Ô-ri-cô-nô->A-ma-dôn->Pampa thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ có nhiều đồng bằng từ Amadôn đến Pampa đều rất thấp ( ngoại trừ Pampa thì cao).

Câu 2: Nhận xét về thành phần dân tộc ở Trung và Nam Mĩ. ? Giải thích nguyên nhân.

Nhận xét:

-Dân cư phân bố không đồng đều, thành phần chủng tộc rất đa dạng

-Tập trung nhiều: ven biển, cửa sông, các cao nguyên.

Nguyên nhân:

-Đồng bằng Amadôn: chủ yếu là rừng rậm xích đạo và nhiệt đới

-Phía Tây có hệ thống An-det: địa hình hiểm trở, đồ sộ

-Nơi tận cùng của hệ thống Cooc-di-e: nhiều núi cao và núi lửa nên ko thể sống gần đó được

@Tuantuth23

#Kun~

*Cho mik xin hay nhất và 5 sao + 1 tim nhá, cảm ơn bạn nhiều :))

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK