I, Dàn ý tham khảo
1, Mở bài
- Giới thiệu về ngục Kon Tum.
2, Thân bài
a, Địa điểm
b, Nguồn gốc
c, Miêu tả về danh lam này (Vẻ đẹp)
d, Danh lam này thu hút được nhiều du khách đến tham quan hay không?
3, Kết bài
- Khẳng định giá trị của ngục Kon Tum.
II, Bài văn tham khảo
Việt Nam là một đất nước có rất nhiều danh lam thắng cảnh, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Một trong những danh lam thắng cảnh đó không thể không nhắc đến ngục Kon Tum.
Di tích lịch sử Ngục Kon Tum được Bộ Vãn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận theo Quyết định số 1288/QĐ-VHTT ngày 16/11/1988.
Di tích lịch sử Ngục Kon Tum nằm ở đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Nhà đày Kon Tum có nhiều tên gọi khác nhau: Lao kẽm, Lao sắt, Lao mới hoặc Lao cầu mới thường gọi là Lao ngoài, còn Lao cũ trong thị xã (nhà Lao tỉnh Kon Tum, Prison de Kon Tum) thì gọi là Lao trong.
Khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp bắt tay xây dựng Ngục Kon Tum (Lao trong) từ năm 1905 đển cuối năm 1917 mới hoàn thành. Ngục Kon Tum xây bên cạnh một rãnh nước lớn (nay là khu thương phế binh) kế cận ngục phía Đông Bắc là đường 14 (nay là đường Phan Đình Phùng trục đường Hồ Chí Minh chạy qua thành phố Kon Tum); Tây … Nam là đồn lính khố xanh; Đông Nam là tòa sứ, dinh quản đạo bù nhìn, Sở Cảnh sát. Chúng đặt Ngục Kon Tum vào thế bị bao vây cô lập. Để dễ bề kiểm soát chúng đào một rãnh sâu dài 150m, rộng 100m, thiết kế tại đó bốn dãy nhà theo hình hộp (vuông) diện tích khoảng 2,5ha, bốn góc ngục có 4 lô cốt xây nổi lên, đêm ngày canh phòng cẩn mật. Nhà lao xây theo kiểu pháo đài Vauban (Vô-băng) xưa của Pháp thuộc thế kỷ 17. Mái lợp ngói, vách bằng tocsi quét vôi, bốn bề không có tường bao quanh che kín như các nhà lao khác, bốn nhà dọc ngang xây liền lại với nhau thành một hình vuông, mỗi bề 18m thì có một cửa ra vào và hai chòi cao để lính gác có thể quan sát trong và ngoài lao; ở giữa là một cái sân vuông nhỏ hẹp, bề rộng của một dãy là 3, 5m trong đó để 2m lát ván nằm, 1,5m là đường đi, người nằm trên sàn ván nhìn thấy ngoài sân.
Năm 1930, phong trào cách mạng ở Trung kỳ sôi nổi. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi,… các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra. Trong các cuộc biểu tình đó ngoài số người bị địch bắn chết ngay còn số bị bắt giam ở các lao cũng có tới hàng trăm ngàn người.
Nhà đày Kon Tum nằm ở về phía Tây thị xã Kon Tum cách trung tâm thị xã độ 2km (nay là thành phố Kon Tum), ở sát bờ sông Đăk Bla, gồm có 2 nhà giam, 1 nhà lớn và 1 nhà nhỏ, ở giữa hai nhà ấy là nhà lính gác, sườn nhà toàn bằng sắt: cột, kèo, xà, trich. .. mái lợp tôn nên có tên là nhà Lao kẽm hay nhà Lao sắt, bốn phía vách đều thưng bằng nứa, tre đập dập với dây thép gai chằng chịt qua lại dày đặc, phía hồi nhà có một cửa ra vào nhỏ hẹp, cánh cửa cũng bằng dây thép gai chằng chịt, trước cửa ra vào có một cái chòi gác của lính.
Nhà lớn có bề dài ước độ 18 hoặc 20m, bề rộng ước từ 12 đến 14m (hai gian rộng với ba vày cột kèo sắt), người ta nói địch lấy cột nhà sửa chữa ôtô nào đó về làm nhà lao; trong lòng nhà có 4 sạp rộng, hai hàng tù nằm gối đầu với nhau, sạp này cách sạp kia độ 2m, cuối chân sạp là 4 hàng cùm đứng sừng sững, trụ cùm song tù thì trở thành 4 hàng chân trông rất đều và rất ngộ. Lính cứ đi vòng quanh mà đếm tù rất dễ, thật là một kiểu thiết kế khoa học thực dân. Như vậy, nhà lao lớn này có thể giam được trên dưới 100 tù. Còn nhà thứ 2 nhỏ hơn có thể giam được 60 người trong làng chỉ có 2 hàng sạp, 2 hàng cùm. Nhà này vừa là nhà gỉam tù đang đi làm, vừa là nhà giam những người ốm nằm lỉệt, lính gọi là bệnh xá và chúng cũng gọi mía mai là “nhà khảch” của tù.
Cải nhà nhỏ ở gỉữa là nhà lính, thưng đóng đơn sơ để lính dễ trông thắy bốn bề. Đặc điểm nổi bật của nhà đày này là bốn bề xung quanh không có thành xây giữ kín như các nhà tù khảo, nó đứng trống trải trên bãi sông, bãi cát, không có chòi canh cao, không có bếp nấu ăn, không có hồ nước, không có nhà vệ sinh, nhà ăn và hơn nữa là không có xen luyn, không có ngục tối, đặc“ biệt hơn nữa là ban đêm không có đèn. .. Nó thiết kế và xây dựng xem ra đơn giản nhưng lại lợi hại, bời vì bốn bề trống trải, không có chỗ nào ẩn nấp, hễ tù có hành động gì thì ở ngoài lính phát hiện được ngay.
Đến tháng Chạp năm 1930 tại Ngục Kon Tuni có tới 297 tù phạm. Trong số 297 người đó trừ 2 chị phụ nữ, còn lại 295 người chỉ trong thời gian 6 tháng, từ tháng Chạp năm 1930 đến thảng 6 năm 1931 làm đoạn đường từ Đăk Sút, Đăk Pao, Đăk Tao đến Đăk Pét, trải qua biết bao thảm khốc, cực khổ. Trong số 295 người đi có 170 người phải bỏ xác ở chốn rừng xanh núi đỏ. Như vậy, nói đến di tích căm thù không chỉ nói Ngục Kon Tum mà là một quần thể di tích dọc theo con đường 14 từ Đăk Sút, Đăk Pao đến Đăk Tao, Đăk Pét.
Song tiêu biểu nhất ở đây vẫn là Ngục Kon Tum. Tại đây thực dân phẵp đã thi hành những chính sách cực kỳ dã man, tàn bạo đối vởỉ tù chính trị. Nhắc đến những cảch bạc đãi phạm nhân rất dã man của bọn thừa hành chúng ta không thể tưởng tượng và hình dung nối. Bởi vì, những sự việc ấy nằm ngoài sự tưởng tượng của con người.
Cũng tại Ngục Kon Tum chứng mình cho chúng ta một đìều, sự xảo quyệt độc ảo và súng đạn của kẻ thù không thể khuất phục được tinh thần cảch mạng kiên trung, ỷ Chí sắt đá kìên cường, bất khuất của cảc chiến sĩ cộng sản dù hoạt động ở trong bất kỳ môi trường nào, khi tiết cách mạng của những người cộng sản vẫn được giữ vững. Cụ thể là qua cuộc đấu tranh Lưu huyết ngày 12 thảng 12 năm 1931 và cuộc đấu tranh tuyệt thực diễn ra từ ngày 12 thảng 12 đến ngày 16 tháng 12 năm 1931. Bọn cầm quyền ở đây bất lực trước sức mạnh đoàn kết và tinh thần cảch mạng của anh em tù. Chúng trở nên hung dữ, nã súng vào đám người tay không, chỉ mấy phút đồng hồ mà chúng làm cho 8 người chết và 8 người bị thương trong ngày 12 thảng 12 thảng 1931 và cảch 4 ngày sau (ngày 16 thảng 12 năm 1931) lại thêm 7 người chết và 7 người bị thương.
Mặc dù thực dân Pháp và Nam Triều phong kiến tay sai muốn tiêu diệt nhanh những người Cộng sản ở công trường Đăk Pao, Đăk Tao,… nhưng trước tinh thần đấu tranh kiên quyết, bất khuất của anh em tù chính trị ở đây, buộc địch phải nhượng bộ.
Đứng trước âm mưu chiến lược diệt trừ cộng sản của kẻ thù tàn bạo, anh chị em tù chính trị ở Ngục Kon Tum đã tổ chức một cưộc đấu tranh vô cùng quyết liệt. Cuộc đấu tranh này tổ chức rất chu đáo, đảm bảo yếu tố bí mật, rèn luyện hàng ngũ trở nên gang thép, có chương trình hoạt động hàng ngày, có “bản tuyên ngôn chinh trị đặc biệt” là hinh thức cao, từ trước chưa có một cuộc đấu tranh nào trong từ làm đến mức ấy. Cuộc đấu tranh có tính lịch sử này đã vạch trần ý đồ chiến lược đen tối của địch và chính sảch xảo quyệt dùng người Việt diệt người Việt, dùng người Thượng diệt người Kinh gây hận thù và chia rẽ dân tộc trước dư luận trong và ngoài nước Cuộc đấu tranh mang ý nghĩa chiến lược này đạt kết quá vô cùng rực rỡ: kẻ thù của giai cấp và của dân tộc phải bỏ ngay công trường làm đường và bãi bỏ vĩnh viễn Ngục Kon T um.
Cuộc dấu tranh anh dũng ở Ngục Kon Tum nổ ra là một sự kiện rất tốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu bối cảnh lịch sử lủc bấy gỉờ. Ngoài ra, nó còn mang một ý nghĩa quan trọng hơn nữa là bảo vệ được uy tín và thanh danh của Đảng, phát huy ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, trước hết là trong binh lính các dân tộc ở Kon Tum, họ là những người trực tiếp thấy được những hành động dã man giết người của địch trước lúc cuộc đấu tranh nổ ra và thấy được những nhượng bộ của địch sau đấu tranh, riêng những đồng chí trong chi bộ binh lại càng tin tưởng hơn vào Đảng, vào tiền để Cách mạng.
Sự hy sinh của các chiến sỹ cộng sản làm cho lòng căm thù giặc càng dâng lên cao độ. Nó còn có tác động mạnh mẽ, trục tiếp đến sự giác ngộ cho quần chúng nhân dân và tạo ra cơ sở cho việc hình thành chi bộ đảng đầu tiên ở Kon Tum. Chính xương máu của cảc chiến sỹ cộng san đã góp phần vun trồng cho cây xanh cảch mạng Việt Nam đời dời xanh tươi, đó là bỏ đuốc soi đường cho lớp lớp thế hệ ngày nay và mai sau tiếp bước. Cảc chiến sỹ cộng sản đã làm rạng rõ thêm truyền thống đấu tranh anh hùng của Đàng ta, của dân tộc ta.
Chính vì vậy, nhắc đến Ngục Kon Tum là nhắc đến một trang lịch sử đẫm máu trong cuốn lịch sử chính trị Đông Dương.
Nhà ngục được Pháp xây dựng năm 1930, nằm ở phía bắc sông Đắk Bla, thuộc địa phận tổng Tân Hương, tỉnh Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum). Tại Ngục Kon Tum, tháng 9/1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập, do đồng chí Ngô Đức Đệ làm bí thư. Ngục Kon Tum là nơi giam giữ tù chính trị bị địch đưa từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế về, đồng thời cũng là nơi cung cấp nhân công khai phá miền cao nguyên, mở đường 14. Tại Ngục Kon Tum đã từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình của các chiến sĩ cộng sản, điển hình là cuộc biểu tình 12/12/1931 để phản đối việc bắt tù nhân đi làm đường ở Đắk Pok trong điều kiện vô cùng cực khổ. Cuộc biểu tình đã bị đàn áp làm 8 người chết, 8 người bị thương. Đến 16/12/1931, cuộc biểu tình chuyển sang biểu tình tuyệt thực. Để che đậy chính sách vô nhân đạo và tẩy sạch dấu vết cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng, tháng 12/1935, nhà ngục được lệnh đóng cửa. Ngày 16/11/1988, được công nhận là di tích lịch sử.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK