Chào em, em tham khảo gợi ý:
(1) Khổ thơ mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể hiện niềm xúc động, thành kính của tác giả khi đứng trước lăng Người. (2) Câu thơ mở đầu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” vang lên như một lời thông báo chất chứa nỗi xúc động của người con từ mảnh đất thành đồng miền Nam sau bao năm mong mỏi, nay mới có cơ hội ra thăm lăng Bác.(3) Cách nhà thơ sử dụng đại từ xưng hô “con” – “Bác” rất gần gũi, ấm áp tình thương như thể đây là sự trở về của người con gặp lại người cha sau bao năm xa cách. (4) Tình cảm này dường như không phải của riêng Viễn Phương, nhà thơ Tố Hữu cũng đã có lần thốt lên: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”. (5) Nay, khi Bác đã mất đi nhưng đối với mỗi người con nước Việt, Bác như vẫn sống mãi trong tâm tưởng mỗi người. (6) Bằng cách nói giảm nói tránh, dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng”, nhà thơ đã giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. (7) Từ trong màn sương sớm, hình ảnh đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả là hình ảnh hàng tre – đây là hình ảnh mang nghĩa tả thực. (8) Thực tế, trước lăng Bác là màu xanh bát ngát của rặng tre đằng ngà ngày đêm ru giấc ngủ cho người. (9) Hình ảnh hàng tre ấy khiến tác giả xúc động bởi nó mang màu xanh bình yên, thân thuộc của quê hương làng cảnh Việt Nam. (10) Ở câu thơ thứ ba, hình ảnh “hàng tre xanh xanh Việt Nam” trở nên đặc biệt hơn, đây là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp và sức sống trường tồn của cả dân tộc. (11) Danh từ “hàng tre” gợi ra không chỉ một cá nhân mà đó là hình ảnh của cả một tập thể với tinh thần kiên cường, đoàn kết, luôn kề vai sát cánh bên nhau. (12) Tính từ “xanh xanh” và hai tiếng “Việt Nam” đã được tính từ hóa, vang lên một cách đầy tự hào thể hiện sức sống mạnh mẽ, trường tồn của cả dân tộc. (13) Phải chăng, cái màu “xanh xanh Việt Nam” ấy chính là màu dân tộc? (14) Nhà thơ như không giấu nổi niềm xúc động, tự hào khi nhìn thấy hình ảnh hàng tre đang quần tụ về đây canh giấc ngủ cho người, từ “ôi” vang lên đầu câu thơ đã thể hiện trực tiếp nỗi xúc động mạnh của ông. (15) Lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc qua bao bão tố chiến tranh như lần lượt hiện về, thành ngữ “bão táp mưa sa” mà nhà thơ sử dụng ẩn dụ cho những khó khăn, thách thức trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà dân tộc ta đã cùng Bác trải qua. (16) Viễn Phương nhìn lại những khó khăn đó bằng sự tự hào qua dáng đứng thẳng hàng. (17) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất, tư thế đứng thắng hàng đó chính là dáng đứng Việt Nam, dù cho bất cứ hoàn cảnh nào cũng không hề gục ngã.
`#khongcanbiet66795`
Bài thơ "Viếng lăng Bác" được tác giả Viễn Phương sáng tác vào tháng 4 năm 1976, khi đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành thì Viễn Phương ra thăm miền Bắc và cũng lần đầu tiên cùng đoàn đại biểu miền Nam vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ đã thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, lòng biết ơn, niềm đau xót, nhớ thương của tác giả dành cho Bác. Nó được thể hiện rõ ràng qua khổ thơ đầu. Khổ thơ đầu này đã diễn tả được cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước Lăng Bác.
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh miền Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Ở đây, khi đứng trước lăng Bác, tác giả đã xưng "con" với "Bác" - đó là cách ưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ để tạo sự gần gũi, kính yêu của Viễn Phương dành cho Bác. Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li. Và đây cũng là cảm xúc chung của bao nhiêu con dân Việt Nam trước sự ra đi của một trái tim vĩ đại. Tiếp theo với câu thơ thứ hai, với hình ảnh "hàng tre" - thứ mà đầu tiên nhà thơ đã thấy khi đến thăm lăng Bác. Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt - là cây tre. Đây là một thứ cây thân thuộc đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Thấy biểu tượng của dân tộc lại càng nhớ tới Bác hơn. "Bão táp mưa sa" là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định răng tinh thần của dân tộc ta là mãi mãi bất khuất, không một khó khăn nào có thể cản đường. Trong khổ thơ đầu tiên này, tác giả đã miêu tả những gì mình nhìn thấy, kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả đã thành công khiến cho cả khổ thơ vừa thực vừa ảo, tràn đầy những cảm xúc yêu thương, kính trọng đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đồng thời cũng chua xót, đau lòng khi một trái tim vĩ đại đã ra đi mãi mãi. Nói tóm lại,mặc dù đã ra đi mãi mãi nhưng Người - vị lãnh tụ kính yêu vẫn sẽ sống mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK