Lí Công Uẩn (974 – 1028) tức Lí Thái Tổ, quê ở châu cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và có công gây dựng nên vương triều nhà Lí tồn tại hơn 200 năm. Với tài năng và đức độ của mình, từ lâu, ông đã được biết đến là vị minh quân có tầm nhìn xa trông rộng, luôn luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước cũng như cuộc sống ấm no cho nhân dân. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua việc ông quyết định viết "Chiếu dời đô" để thuyết phục nhân dân theo mệnh lệnh của nhà vua dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La vào năm 1010. Bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, bài chiếu trở thành một tác phẩm vừa có giá trị lịch sử lại vừa có giá trị văn học độc đáo, đánh dấu bước ngoặt lớn trong thời kì phát triển mạnh mẽ của triều đại phong kiến Việt Nam thời đó.
Mở đầu bài chiếu, Lý Công Uẩn đã nêu lên những dẫn chứng về việc dời đô của các triều đại xưa ở TQ: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Theo LCU, việc dời đô về trung tâm của các triều đại TQ phù hợp vs qui luật khách quan: trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xd vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau cho nên kq vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh, quốc gia giàu mạnh, đất nước bền vưng, phát triển thịnh vượng. Việc dời đô của các triều đại này, chứng tỏ rằng việc dời đô là việc làm thường xuyên và rất cần thiết của họ. Trong lịch sử cx đã từng có chuyện dời đô và từng đem lại những điều tốt đẹp. Như vậy, việc LLT dời đô là hợp với quy luật và ko có gì khác thường. Qua đây, ta thấy việc viện dẫn sử sách TQ của LCU còn thể hiện một đặc điểm tâm lý chi phối hành động của con người thời trung đại. Họ luôn quan niệm thời gian tuần hoàn nên rất coi trọng quá khứ, lấy quá khứ làm chuẩn mực, làm khuôn mẫu để noi theo, nên thường học tập gương người đi trước. Chính vì thế, LCU đã dựa vào điều này để viện dẫn chứng cứ sử sách Trung Hoa làm tăng tính thuyết phục cho bài chiếu của mình.
Sau khi nêu tiền đề, Lý Thái Tổ tiếp tục soi sáng, chứng minh tính đúng đắn của việc dời đô bằng cách đưa dẫn chứng thực tế từ hai triều đại Đinh , Lê. Ông ko ngần ngại phê phán 2 triều đìnhcứ đóng yên đô thành ở vùng núi Hoa Lư, khinh thường mệnh trời , ko noi theo dấu cũ của người xưa nên triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi để phát triển thịnh vượng trong vùng đất chật chội. Tuy nhiên, nếu soi sử sách vào thực tế một cách công bằng, khách quan thì thực ra, vào giai đoạn đó, cả thế và lực của 2 triều vẫn chưa đủ mạnh để có thể ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước nên vẫn phải dựa vào địa thế hiểm trở của rừng núi Hoa Lư để chống thù trong, giặc ngoài. Nhưng đến thời Lý, trên đà mở mang phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa.
Bên cạnh những dẫn chứng thuyết phục như thế tác giả còn thể hiện giãi bày tình cảm của mình: “ Trẫm rất đau xót về việc đó… “ .Lời bộc bạch chân thành đã làm nổi bật hình ảnh của một ông vua yêu nước, thương dân và luôn khắc khoải về vận mệnh dân tộc, qua đó thể hiện khát vọng mãnh liệt về một đất nước độc lập, thống nhất, phát triển giàu đẹp trong tương lai của nhà vua Lí Thái Tổ.
Sau khi khẳng định việc dời đô là không thể không làm, vấn đề còn lại là chọn đất định đô. Lý Thái Tổ tiếp tục khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô, bằng cách chỉ ra một cách toàn diện những lợi thế của nó. Về lịch sử lâu đời: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương…”. Về vị thế địa lí, thành “ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng“. Về vị thế chính trị – kinh tế- văn hóa, đây là “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước“, là mảnh đất hưng thịnh “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi“. Nói tóm lại, Đại La là “thắng địa”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”. Đại La xứng đáng là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Bằng nhhững dẫn chứng trên, chứng tỏ rằng Đại La là nơi thích hợp nhất để dời đô.
Khát vọng dời đô của Lý Thái Tổ từ vùng núi Hoa Lư ra Đại La – vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đã đủ mạnh, đủ sức để chấm dứt nạn cát cứ phong kiến, thế lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh vai ngang hàng với Trung Hoa. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối của Lý Thái Tổ. Như vậy, nguyện vọng của nhà vua thống nhất với nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Kết thúc bài chiếu, nhà vua không dùng giọng mệnh lệnh của bậc vua chúa mà dùng giọng đối thoại nhẹ nhàng như một lời tâm tình: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. Giọng đối thoại ấy tạo nên sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân. Đó như thể hiện sự dân chủ và công bằng cho tất cả những người bề dưới. Quyền quyết định đương nhiên thuộc về nhà vua thế nhưng ông vẫn muốn hỏi ý kiến phía dưới để thấy đồng lòng với người dân. Vì chỉ có hợp với lòng dân thì nhà vua cũng như đất nước mới trở nên vững bền, hùng mạnh được.
Tóm lại, với nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục, kết hợp hài hòa giữa lí và tình, tác phẩm “ Chiếu dời đô “ của tg LCU đc đánh giá là áng thiên cổ hùng văn độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại, phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh, phát triển, sáng tươi huy hoàng. Qua đây lại càng chứng tỏ rằng LCU là một vị vua thông minh, nhân ái, hiền từ và rất đỗi hợp lòng dân. Những câu nói để thuyết phục nd dời đô trong bài chiếu còn làm nổi bật lên hình ảnh của một ông vua yêu nước, thương dân và luôn quan tâm đến vận mệnh dân tộc, luôn mong muốn về một đất nước độc lập, phát triển giàu đẹp trong tương lai của nhà vua Lí Thái Tổ.
Mắt chứa thời gian, chứa không gian/Nhìn trước nghìn năm mắt địa bàn/Vạn dặm phù sa bồi lịch sử/Dời đô, đất nước đã sang trang( Mắt Lý Công Uẩn– Huy Cận )
Sau khi học xong Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn , em thấy việc nhà vua dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt ! Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn , phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và phát triển cuộc sống ấm no muôn đời cho nhân dân . Ông muốn phát triển đất nước theo một hướng phát triển thịnh vượng , lâu dài và bền vững hơn . Ông đã không ngần ngại phê phán những triều đại cũ , tác giả nói rằng các triều đại nhà Đinh , nhà Lê đã không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở nơi đây chính vì thế mà triều đại không được lâu dài . Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La , nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no , đủ đầy hơn . Ta bắt gặp ở đây một giọng nói đầy nhân từ , một tấm lòng hết mực lo cho dân cho nước . Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước , thương dân như Lý Thái Tổ :
" Đời vua Thái Tổ , Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn ."
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK