` bb 1. ` Từ đơn:
` bb a. ` Khái niệm: Từ gồm một tiếng được gọi là từ đơn.
` bb b. ` Ví dụ: Nhà, cây, cửa, lá, hoa, quả,...
______________
` bb 2. ` Từ phức:
` bb a. ` Khái niệm: Từ gồm hai hay nhiều tiếng được gọi là từ phức.
` bb b. ` Ví dụ: Âm nhạc, thầy giáo, ngôi nhà, cánh cửa,...
______________
` bb 3. ` Từ ghép:
` bb a. ` Khái niệm: Từ ghép là từ gồm hai hay nhiều tiếng và giữa các tiếng tạo nên từ ghép ấy đều có nghĩa.
` bb b. ` Ví dụ: quần áo, trái cây, cây cỏ, tươi tốt, tình thương,...
______________
` bb 4. ` Từ láy:
` bb a. ` Khái niệm: Từ láy là từ gồm những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.
` bb b. ` Ví dụ: Đo đỏ, khéo léo, nho nhỏ,...
______________
` bb 5. ` Thành ngữ:
` bb a. ` Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
` bb b. ` Ví dụ: Sơn hào hải vị, khỏe như voi, bảy nổi ba chìm.
______________
` bb 6. ` Nghĩa của từ:
` bb a. ` Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
` bb b. ` Ví dụ:
- Áo dài: trang phục được làm theo phong cách phương Tây nhưng cũng không kém phần thuần khiết, xinh đẹp, yêu kiều của nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
=> Trình bày khái niệm mà từ đã biểu thị.
- Anh dũng: Dũng cảm, quả cảm,...
=> Đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
______________
` bb 7. ` Từ nhiều nghĩa:
` bb a. ` Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
` bb b. ` Ví dụ: Chùm na trên cành cây kia đang dần mở mắt.
______________
` bb 8. ` Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
` bb a. ` Khái niệm: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
` bb b. ` Ví dụ:
- Mắt: Mắt dứa, mắt na, mắt lưới,...
- Chân: Chân cầu, chân bàn, chân ghế, chân đồi, chân núi,...
______________
` bb 9. ` Từ đồng âm:
` bb a. ` Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
` bb b. ` Ví dụ:
- Chúng tôi ném cô bé vào dưới căn hầm tối đen như mực rồi khóa trái cửa lại.
- Bà tôi đang hầm thịt để chuẩn bị cho bữa tối hôm nay.
______________
` bb 10. ` Từ đồng nghĩa:
` bb a. ` Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
` bb b. ` Ví dụ:
- Đồng nghĩa với từ "xinh đẹp": Xinh xắn, xinh xinh, đẹp đẽ,...
- Đồng nghĩa với từ "hèn nhát": Hèn hạ, đớn hèn,...
______________
` bb 11. ` Từ trái nghĩa:
` bb a. ` Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
` bb b. ` Ví dụ:
- Trái nghĩa với "xinh đẹp": xấu xí, xấu, xấu quắc,...
- Trái nghĩa với "to lớn": nhỏ bé, nho nhỏ, nhỏ xíu,...
______________
` bb 12. ` Từ Hán - Việt:
` bb a. ` Khái niệm: Từ Hán - Việt là những từ mượn tiếng Hán nhưng được đọc theo phiên âm của tiếng Việt.
` bb b. ` Ví dụ: Thiên địa, song ngữ, sơn hà,...
______________
` bb 13. ` Từ tượng hình:
` bb a. ` Khái niệm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
` bb b. ` Ví dụ: Lom khom, lẻo khoẻo, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu....
______________
` bb 14. ` Từ tượng thanh:
` bb a. ` Khái niệm: Từ tượng hình là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
` bb b. ` Ví dụ: Soàn soạt, hu hu, ào ào, tí tách,...
______________
` bb 16. ` So sánh:
` bb a. ` Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
` bb b. ` Ví dụ: Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.
______________
` bb 17. ` Nhân hóa:
` bb a. ` Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
` bb b. ` Ví dụ: Chị gà mái mơ đang vui vẻ hàn huyên cùng những bông hoa nhỏ bé trong vườn.
______________
` bb 18. ` Ẩn dụ:
` bb a. ` Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
` bb b. ` Ví dụ:
"Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng".
______________
` bb 19. ` Hoán dụ:
` bb a. ` Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
` bb b. ` Ví dụ: "Cái răng, cái tóc là góc con người".
______________
` bb 20. ` Nói quá:
` bb a. ` Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
` bb b. ` Ví dụ: Khỏe như voi, nhanh như sóc, xinh như tiên, hiền như bụt,...
`1)` VD: Sông, núi, ăn, uống, lá, cành,..
`2)` VD: Bệnh viện, quần áo, cơ sở y tế, hợp tác xã,..
`3)` VD: Sông núi, sơn hà, ăn mặc, đau đớn, tử tế, bài tập,..
`4)` VD: Lung linh, long lanh, ào ào, ngơ ngác, lù mù, chênh vênh,..
`5)` VD: Lên thác xuống ghềnh, bảy nổi ba chìm, nhanh như chớp, chậm như rùa, đen như than,..
`7)` VD: " Lá phổi " của thành phố,..
`8)` VD: Nhịp chày ngiêng, giấc ngủ em ngiêng,..
`9)` VD: Con ngựa đá con ngựa đá,..
`10)` VD: bát-chén, quả-trái, ăn-xơi,..
`11)` xấu- tốt, cao- thấp, cũ-mới, đúng-sai,..
`12)` Hỏa xa, ra-đi-ô, phi cơ,..
`13)` lom khom, thoăn thoắt, lon ton,..
`14)` róc rách, ào ào, vi vu, inh ỏi, lộp độp,..
`15)` hiền như bụt, đen như than, trắng như tuyết, im như thóc,..
`16)` uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhứo kẻ trồng ây,..
`17)` chú chim đang hát líu lo trên cành cây, ông mặt trời phát ánh snasg cho cả nhân loại,..
`18)` có sức người sỏi đá cũng thành cơm, ruột để ngaoif da, nở từng khúc ruột,..
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK