Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Nhân dân ta thường nói'' Ăn quả nhớ kẻ trồng...

Nhân dân ta thường nói'' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam . cứu mk với, cảm tạ trư

Câu hỏi :

Nhân dân ta thường nói'' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam . cứu mk với, cảm tạ trước ạ ! =∪

Lời giải 1 :

Các cụ có câu : "Ăn quả nhớ ke trồng cây ". Ăn quả nhớ kẻ trồng cây có ý nghĩa là biết ơn người vất vả chăm sóc làm lụng để gặt hái mang về cho chúng ta hưởng thụ .Ta phải biết ơn người đã hi sinh làm lụng vất vả vì ta. Không gì là khó khăn có cả .Tất cả đều phải nhờ công sức mới có được .Nếu chúng ta ăn một quả táo thì cũng đã phải bao nhiêu người bỏ công sức ra để trồng ,chăm sóc mới có được quả táo đỏ ngọt, rồi mọi người cũng phải làm lụng vất vả mới có tiền mua quả táo đó. Tất cả đều không phải là có sẵn chỉ có lao lục chăm chỉ mới có được thứ mình cần. Trong thực tế có rất nhiều thứ ta cần phải biết ơn : - mẹ ,cha làm lụng vất vả để nuôi ta ăn học, người giúp ta học hành thành đạt hay biết ơn kính tổ tiên của chúng ta đã tích lũy nhiều bài học trong cuộc sống để truyền đạt cho chúng ta . Ta có rất nhiều người cần phải biết ơn .Ở đất nước Việt Nam nhân dân luôn các phong trào đền ơn đáp nghĩa , tôn sư trọng đạo. Họ luôn kính trên nhường dưới ,quý già yêu trẻ. Đó là tục lệ lâu đời của đất nước Việt Nam. Việt Nam Đấy có truyền thống tốt đẹp, lại còn có cả các lễ hội tưởng nhớ cha ông như giỗ tổ Hùng Vương vào mùng 10 tháng 3 thể hiện lòng biết ơn của nhân dân với tổ tiên hay lễ hội Chử Đồng Tử Để nhớ ơn công ông dạy mọi người trồng lúa để chống lại đói. Nhất là học sinh chúng ta lại càng phải biết ơn bố mẹ. Vì bố mẹ nuôi dưỡng chúng ta .Bố Mẹ đã nuôi dạy ta ,đổ ra mồ hôi nước mắt để kiếm tiền nuôi ta Lòng biết ơn ở đáy lòng không chỉ thể hiện qua hành động mà thể hiện ở thái độ. Các thành quả ta hưởng thụ không phải dễ dàng mà có. Họ đã phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi nước mắt, cả tính mạng ra trước nguy hiểm để có thể có được thành quả .Vì vậy ta cần phải biết ơn mọi người. Chúc bạn học tốt 😉😉😉

Thảo luận

Lời giải 2 :

Ở đời, đạo đức được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người. Đạo đức sẽ thể hiện được tính cách, phẩm chất và giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Đồng thời, trong đạo đức có rất nhiều phạm trù khác nhau để đánh giá bản chất của con người. Và lòng biết ơn, sự ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình cũng là một phạm trù quan trọng của đạo đức. Đây được coi là một phẩm chất không thể thiếu trong cuộc sống. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Có thể thấy, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện. Chúng ta có những ngày lễ kỷ niệm như: Ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc; ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của những người thầy người cô; Ngày 10 tháng 3 giỗ tổ Vua Hùng.... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh....

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK