Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ...

viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ trong thơ '' bánh trôi nước'' câu hỏi 193147 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ trong thơ '' bánh trôi nước''

Lời giải 1 :

Em tham khảo nhé.

MB : - Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ " Bánh trôi nước "

- Giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

TB : - Cảm nhận về giá trị bài thơ.

 + Khái quát nội dung và hoàn cảnh ra đời tác phẩm

+ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được ví von với hình tượng chiếc bánh trôi nước, loại bánh dân dã bình dị cũng như người phụ nữ chân phương, giản dị.

+ "Vừa trắng lại vừa tròn": Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, đẫy đà, tròn trịa.

+ "Bảy nổi ba chìm với nước non": Số phận long đong, lận đận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.

+ "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn": Sự tủi hổ, bất công khi sinh ra là phụ nữ trong thời đại trọng nam khinh nữ.

+ "Mà em vẫn giữ tấm lòng son": Nét đẹp tâm hồn, luôn giữ được bản tính thiện lương, hiền lành giữa cuộc đời xô bồ, bất công.

KB : - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ .

- Bày tỏ cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa

** Bài viết tham khảo.

Đã từ lâu, vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến  đã trở thành một mảng đề lớn trong những sáng tác văn chương. Cảm thông trước thân phận phụ thuộc, không có tiếng nói ấy của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã viết lên bài thơ " Bánh trôi nước ". Tác phẩm là bài ca ca ngợi vẻ đẹp và tấm lòng son sắc của người phụ nữ, đồng thời thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với phận liễu yếu đào tơ ấy.

Bài thơ "Bánh trôi nước' được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là "Bà chúa thơ Nôm" với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn "bánh trôi nước" làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ "thân em" để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. "Vừa trắng lại vừa tròn" không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ "nổi" và 'chìm' dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ "ba, bày' để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ "mặc" trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ "mặc" nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đề bài: Biểu cảm bài Bánh trôi nước

                                                          Bài làm

  1. Mở bài

- Thời gian vẫn tuần hoàn theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ; con người cũng đổi thay theo quy luật của cuộc đời. Nhưng chỉ riêng những vần thơ là tồn tại mãi với thời gian và bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là một trong những bài thơ như vậy. Bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để kín đáo nói về thân phận, phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

                                   “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

II.Thân bài

a) Khái quát chung

- Nhắc đến Hồ Xuân Hương là nhắc đến bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà rất sắc sảo, có phần sâu cay như chính con người bà vậy.

- Bài thơ “Bánh trôi nước” được viết bằng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; cùng với lời thơ giản dị, tha thiết Hồ Xuân Hương đã miêu tả chân thực hình ảnh chiếc bánh trôi qua đó nói lên thân phận của người phụ nữ trong XHPK xưa

b) Cảm nhận

- Bài thơ “Bánh trôi nước” giúp người đọc hình dung ra hình ảnh chiếc bánh tròn trịa được làm bằng bột gạo nếp pha tẻ, nhào nước cho thật nhuyễn sau đó nặn thành bánh bọc nhân bên trong. Người nặn phải thực sự kheó léo tỉ mỉ thì chiếc bánh mới đẹp. Bánh đc luộc trong nước sôi chìm nổi vài lần là chín.

- Bài thơ không chỉ đơn giản viết về hình ảnh chiếc bánh trôi đẹp đẽ trong trắng mà bằng biện pháp nhân hóa cùng ẩn dụ chiếc bánh trôi ấy đã hóa thân để bộc lộ cuộc đời chính mình. Phải chăng đó còn là hình ảnh ẩn dụ để chỉ thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa với nhiều bất công ngang trái.

* 2 câu thơ đầu

- Mở đầu bài thơ Hồ Xuân Hương viết:

                                   “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

- Cụm từ “Thân em” được Hồ Xuân Hương mở đầu cho bài thơ, gợi cho người đọc nhiều liên tưởng đến những bài ca dao viết về đề tài than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến...

                                          “ Thân em như tấm lụa đào

                                        Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”

- Nhưng ở đây, Hồ Xuân Hương không than thân trách phận mà bà khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ. Tác giả mượn hình ảnh chiếc bánh trôi “ vừa trắng lại vừa tròn” và quan hệ từ “vừa...vừa” giúp người đọc hình dung về người con gái vừa phúc hậu, vừa nết na, vừa tươi tắn, vừa trẻ trung. Có lẽ họ không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài qua tính từ trắng, tròn mà họ còn đẹp về tâm hồn và phẩm chất bên trong.

- Việc sử dụng thành ngữ ba chìm bảy nổi được tác giả biến hóa bằng nghệ thuật đảo ngữ “ bảy nổi ba chìm” làm câu thơ sâu sắc hơn. Nó giống như một điểm nhấn đặc biệt xuất hiện trong bài thơ. Hồ Xuân Hương đã mượn thành ngữ đó để nói lên cuộc đời trôi nổi, bấp bênh vô định mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng.

- Ở đây người đọc cảm nhận được một giọng thơ của tác phẩm có một điều gì đó xót xa thương cảm cho số phận họ hay phải chăng đó là nỗi niềm sinh ra từ cuộc đời bà. Bà hai lần lấy chồng nhưng hai lần bà đều là vợ lẽ. Hạn phúc đến với bà thật mỏng manh biết nhường nào.

* 2 câu thơ tiếp

- Đến câu thơ thứ ba, giọng thơ không còn than vãn, cam chịu mà nó giống như một lời khẳng định, ngợi ca đầy tự hào về thân phận của người phụ nữ:

“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

- Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ dường như không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình, hoàn toàn phụ thuộc vào “ tay kẻ nặn” - bàn tay của xã hộ phong kiến đã bóp nghẹt sự sống của họ, họ bị vùi dập, bất công, bị chà đạp bởi xã hội trọng nam khinh nữ.

=> Có thể nói ở xã hội ấy, người phụ nữ bị trói buộc, sống phụ thuộc, dẫu vậy mà người đọc vẫn nhận thấy trong thơ Hồ Xuân Hương rạng ngời lên nét đẹp tươi sáng, thuần khiết, phúc hậu mà em vẫn giữ tấm lòng son.

- Ở câu thơ cuối, giọng thơ đầy quả quyết, mang nét tự hào về tấm lòng sắc son của bao thế hệ phụ nữ Viẹt Nam xưa và nay.

- Quan hệ từ “mặc dầu... mà” được đặt ở 2 câu thơ cuối, dường như tôn thêm vẻ đẹp về phẩm chất đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa và trân trong, ngợi ca.

* Đánh giá

- Bài thơ “ Bánh trôi nước’ với ngôn ngữ bình dị, dân dã, sử dụng sáng tạo nghệ thuật đảo ngữ, đưa thành ngữ vào trong bài thơ cùng với một loạt các hình ảnh được sử dụng tinh tế, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ vừa thương xót, vừa đau đớn đồng thời ca ngơi, cảm thông về vẻ đẹp thể xác lẫn tâm hồn phụ nữ trong xã hội xưa. Dù cuộc đời chìm nổi, bấp bênh bị xã hội phong kiến chà đạp nhưng ở họ vẫn sáng ngời lên phẩm chất đáng quý đó là lòng sắc son, thủy chung.

* So với người phụ nữ ngày nay được sống trong một xã hội bình đẳng, được học vấn, có địa vị, có tấm gương phụ nữ thành đạt.

III. Kết bài

- Bài thơ đã khép lại với một ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Đến đây, chúng em càng thêm yêu, thêm quý và trân trọng những vần thơ của Hồ Xuân Hương. Và bài thơ “Bánh trôi nước” giống như một đóa hoa ca ngợi những người phụ nữ vậy. Chính vì vậy, đến bây giờ độc giả vẫn luôn thổn thức về những vần thơ sống động ấy.

 @ngoclam2009

#Hoidap247

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK