BÀI LÀM:
Vòng quay công việc cứ thế cuốn lấy các y, bác sĩ làm cho nỗi nhớ nhà, nhớ người thân cũng vơi bớt phần nào. Có những thời điểm vừa kết thúc ca trực, quay trở ra thay đồ, vệ sinh cá nhân đảm bảo an toàn phòng dịch thì nhận được hiệu lệnh quay lại phòng bệnh ngay vì bệnh nhân chuyển biến nặng, y, bác sĩ lại vội vàng đóng bộ đồ bảo hộ tiếp tục công việc. Tuy cuộc nói chuyện với điều dưỡng Hưng rất ngắn, nhưng anh Hưng không quên gửi lời chúc mọi người ở quê nhà luôn mạnh khỏe và cùng nhau cố gắng để tỉnh ta không phải trải qua những cuộc chiến giữa thời bình như thế này.
Lo lắng, trăn trở là suy nghĩ ban đầu của nữ bác sĩ hồi sức cấp cứu Hoàng Thu Trang, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khi quyết định tham gia chống dịch tại thành phố mang tên Bác do chưa có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19. Nhưng vì miền Nam vẫy gọi, vì những đồng nghiệp đang ngày đêm chiến đấu đã quá tải cả về nguồn lực và vật lực nên Trang quyết tâm lên đường.
Bác sĩ Trang được phân công làm tại Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Dã chiến số 2; mỗi ca trực bố trí 4 bác sĩ chăm sóc cho 40 bệnh nhân nặng. Mỗi ca làm việc 8 giờ, Trang và các đồng nghiệp kín mít trong bộ đồ bảo hộ 4 lớp dày đặc, tuân thủ quy trình chặt chẽ trong điều trị bệnh nhân cũng như phòng, chống lây nhiễm cho bản thân.
Bác sĩ Hoàng Thu Trang chia sẻ: Ngay những ngày đầu đến tâm dịch, do không quen thời tiết, khí hậu lại phải làm việc với cường độ cao, phải mặc bộ đồ bảo hộ trong thời gian dài, nên lúc nào mồ hôi cũng đổ xuống như tắm, quần áo ướt sũng, mắt cay xè cũng không dám đưa tay lên lau. Thế nhưng, điều chị Trang và y, bác sĩ ở đây quan tâm nhất và luôn đặt lên hàng đầu lúc này vẫn là sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Nỗi nhớ chồng, thương con, Trang cất giấu vào trong lòng, coi đó là động lực để càng tận tình hơn chăm sóc bệnh nhân với hy vọng người này nối tiếp người kia nhanh khỏi, trở về sum họp gia đình. Tranh thủ mỗi khi hết ca làm, kết nối cuộc gọi về nhà nghe vài lời ấm áp từ chồng, con là thỏa nỗi nhớ rồi. Kết thúc cuộc trò chuyện, câu nhắn nhủ của Trang đối với chồng, con luôn là “anh và các con hãy cố gắng, khi nào hết dịch, em sẽ về”.
Trong số 66 tình nguyện viên của tỉnh, mỗi người một hoàn cảnh, một nỗi niềm riêng. Có không ít người hoàn cảnh khó khăn, người thì con nhỏ vừa tròn tháng tuổi, có người cha mẹ mắc bệnh hiểm nghèo... Và mặc dù tình hình dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh rất phức tạp, số lượng bệnh nhân tăng nhanh, nhiều bệnh nhân liên tục trở nặng, nguy cơ cán bộ y tế bị lây nhiễm COVID-19 rất lớn, nhưng cán bộ, y, bác sĩ trong đoàn tình nguyện của tỉnh nêu cao quyết tâm chống dịch, nỗ lực đem hết kinh nghiệm, trình độ chuyên môn để sớm đẩy lùi dịch COVID-19 tại thành phố mang tên Bác, đồng thời tuyệt đối tuân thủ các quy định, quy trình phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Dẫu con đường phía trước còn lắm gian nan và chưa hẹn ngày trở lại, nhưng nhớ lời Bác dạy “Lương y như từ mẫu”, với tinh thần sẵn sàng "chia lửa", hoạt động của các tình nguyện viên của tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã, đang và tiếp tục viết lên những "bản tình ca" về nghĩa tình đồng bào trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, kết nối yêu thương vì một Việt Nam khỏe mạnh, sớm chiến thắng đại dịch.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK