Trang chủ Lịch Sử Lớp 6 Tiac nghiệm 1 Qutoć hióu dàu tiên của ne ta...

Tiac nghiệm 1 Qutoć hióu dàu tiên của ne ta Ca Q Nha n Au lao edi uão ach do hô cua chong kion phutng Bạc vàa guan não ? 3 BG Tien la nQat to Lich sue Mão?

Câu hỏi :

Các bn lm hộ mk với! Mk cảm ơn nhìu lắm ạk!

image

Lời giải 1 :

Đáp án:

Câu 1:

-Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là: Văn Lang.

Câu 2:

-Nhà nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vào: Năm 179 TCN.

Câu 3:

-Bà Triệu (chữ Hán: 趙婆), còn được gọi là Triệu ẩu (趙嫗, "bà Triệu"), Triệu Trinh Nương (趙貞娘), Triệu Thị Trinh (趙氏貞), Triệu Quốc Trinh (8 tháng 11 năm 226  4 tháng 4 năm 248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Sử gia Lê Tung  thế kỷ 16 viết:

Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.[1]

Vua Tự Đức  thế kỷ 19 cũng viết:

Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đã chép đâu.[2]

Câu 4:

-Da Trạch Vương là: Triệu Việt Vương (?-571), tên thật  Triệu Quang Phục,  vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận.

Câu 5:

-Quốc hiệu thứ hai của nước ta là: Âu Lạc.

Câu 6:

-Lý Nam Đế (chữ Hán: 李南帝; 503 – 548), húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn (李賁) (xem mục Tên gọi bên dưới), là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân. Ông là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.[1]

Câu 7:

a)Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

b)

Trong bộ máy chính quyền nhà Hán, hoàng đế là thẩm phán tối cao, người đưa ra luật pháp, tổng tư lệnh quân đội và là người duy nhất được quyền bổ nhiệm các chức vụ cao ở trung ương và địa phương (những người giữ chức vụ có mức lương 600 giạ trở lên).[159] Trên lý thuyết, quyền lực của một hoàng đế là không giới hạn.

Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước có quyền lợi và thể chế cạnh tranh như hội nghị triều đình (đình nghị 廷議) - nơi các quan khanh (giống như bộ trưởng bây giờ) được triệu tập để đạt đến sự đồng thuận đa số về một vấn đề - gây áp lực buộc hoàng đế phải chấp nhận lời khuyên của họ về các quyết định chính sách.[160] Nếu hoàng đế bác bỏ quyết định của hội nghị triều đình, ông sẽ có nguy cơ xa lánh các quan đại thần của mình. Tuy nhiên, các hoàng đế đôi khi vẫn bác bỏ ý kiến ​​đa số đạt được tại các hội nghị này.[161]

Dưới hoàng đế là các thành viên nội các của ông được gọi là Tam công (三公). Họ bao gồm: thừa tướng (丞相) hoặc đại tư đồ (大司徒), ngự sử đại phu (御史大夫) hoặc đại tư khổng (大司空), và thái úy (太尉) hoặc đại tư mã (大司馬):[162]

  • Thừa tướng, đổi chức danh thành 'đại tư đồ' năm 8 TCN, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý ngân sách chính phủ. Các nhiệm vụ khác của thừa tướng bao gồm quản lý các tài liệu khai báo cấp tỉnh về đất đai và dân số, chủ trì các cuộc họp triều đình, làm thẩm phán trong các vụ kiện tụng và giới thiệu những người được đề cử cho các chức vụ cao. Thừa tướng có thể bổ nhiệm các quan chức có mức lương dưới 600 giạ.[163]
  • Nhiệm vụ chính của ngự sử đại phu là tiến hành các thủ tục kỷ luật đối với các quan chức. Ông có chung các nhiệm vụ với thừa tướng, chẳng hạn như nhận các báo cáo hàng năm của các tỉnh lị. Tuy nhiên, khi chức danh của ông được đổi thành đại tư khổng vào năm 8 TCN, nhiệm vụ chính của ông đã trở thành giám sát các dự án công trình công cộng.[164]
  • Thái úy, có chức danh được đổi thành đại tư mã vào năm 119 TCN trước khi lại đổi về thái úy vào năm 51, là người chỉ huy quân đội không chính quy và sau đó là nhiếp chính trong thời Tây Hán. Thời Đông Hán, chức này lại trở thành chức dân sự gần giống với hai chức danh trên.[165]

Một đền thờ cũng tổ tiên (từ đường 祠堂)

Dưới tam công là cửu khanh (九卿) bao gồm: thái thường (太常) phụ trách các nghi lễ và duy trì các đền thờ tổ tiên;[166] quang lộc huân (光祿勳) phụ trách an ninh cho hoàng đế trong khuôn viên cung điện, khu vườn bên ngoài hoàng cung và bất cứ nơi nào hoàng đế đi du ngoạn bằng xe ngựa;[167] vệ úy (衛尉) chịu trách nhiệm bảo vệ, tuần tra các bức tường, tháp và cổng của cung điện;[168] thái bộc (太僕) phụ trách các chuồng ngựa, xe ngựa cho hoàng đế và các thị vệ của ông, cũng như cung cấp ngựa cho quân đội;[169] đình úy (廷尉) phụ trách luật pháp;[170] đại hồng lô (大鴻臚) phụ trách việc tiếp đón những vị khách danh dự tại triều đình, chẳng hạn như quý tộc và đại sứ ngoại quốc;[171] tông chính (宗正) giám sát các mối quan hệ của triều đình với giới quý tộc và gia đình hoàng tộc mở rộng của đế quốc, chẳng hạn như phong tước và tước vị;[172] đại tư nông (大司農) là thủ quỹ của bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang, người xử lý các khoản thu thuế và đặt ra các tiêu chuẩn đo lường;[173] thiếu phủ (少府) phục vụ riêng cho hoàng đế, cung cấp cho ông những trò tiêu khiển, thức ăn và quần áo, thuốc men và chăm sóc thể chất, các vật dụng và thiết bị có giá trị.[174]

c)

Thời Ngô, lãnh thổ chỉ còn 8 châu (so với 12 châu thời Tự chủ) là:[9]

  • Giao
  • Lục
  • Phúc Lộc
  • Phong
  • Trường
  • Ái
  • Hoan
  • Diễn

Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An thuộc về Nam Hán. Việc thu hẹp lãnh thổ phía bắc này không được sử sách ghi chép rõ. Theo ý kiến của Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời thì 4 châu này bị Nam Hán chiếm[10], nhưng không rõ vào thời điểm nào: khi Kiều Công Tiễn cầu viện đã để quân Hán tiến vào (937) và Ngô Quyền chưa kịp tập hợp lực lượng tiến ra Đại La (938) hay sau thời điểm trận Đại La, trước trận Bạch Đằng... (cuối năm 938). Theo Nguyễn Khắc Thuần trong Thế thứ các triều vua Việt Nam, không rõ căn cứ theo tài liệu nào, cho rằng Ngô Quyền bàn giao 4 châu này cho Nam Hán "để tiện việc phòng thủ"[9], thì việc này có thể xảy ra sau trận Bạch Đằng hoặc Nam Hán đã chiếm được trước đó mà Ngô Quyền chỉ làm việc công nhận vùng bị mất này thuộc về Nam Hán.

d)

Từ thời nhà Tùy đã thực hiện chế độ châu huyện, sau đổi sang chế độ quận huyện. Đường lại đổi quận là châu, khôi phục 2 cấp châu huyện. Đầu năm Trinh Quán đời Thái Tông, thiên hạ đại định, Đường Thái Tông căn cứ theo địa hình sông núi toàn quốc mà phân ra 10 đạo: Quan Nội, Hà Nam, Hà Đông, Hà Bắc, Sơn Nam, Lũng Hữu, Hoài Nam, Giang Nam, Kiếm Nam  Lĩnh Nam, gọi là Trinh Quán thập đạo. Mỗi đạo đặt chức quan sát sứ để giám sát, không có chức năng hành chính. Trong các châu nhà Đường lại thiết lập ra "phủ". Trước năm Khai Nguyên thứ nhất đã thiết lập Kinh Triệu phủ  Hà Nam phủ. Khi thời Khai Nguyên xã hội ngày càng thăng tiến, hoàng đế dần đổi nhiều châu ra thành phủ. Đến năm Thần Long thứ 2 đời Đường Trung Tông, lại đặt ra thập

đạo Tuần sát sứ, thập đạo tồn phủ sứ, và thập đạo án sát sứ. Lại đặt vài quan giám sát ở các đô thị do triều đình trung ương phái khiển, không trú lại nhất định, trị sở không cố định. Năm Khai Nguyên thứ 21, tại vùng Quan Nội quanh Trường An lại phân ra Kinh kì đạo, vùng Hà Nam quanh Lạc Dương phân ra Đô kì đạo, phân đạo Sơn Nam ra làm hai đạo đông và tây, lại phân Giang Nam ra làm hai đạo đông tây và Kiềm Trung, cộng lại là 15 đạo, gọi là Khai Nguyên thập ngũ đạo. Mỗi đạo thiết lập cố định một viên quan giám sát là quan sát sứ, giống như nhà Hán thiết lập thứ sử làm chức trách giám sát ở các châu, mỗi địa phương đều thiết lập trị sở cố định (thủ phủ), chính thức thành lập 15 giám sát khu, dần dần đã có chuyển biến trong khu vực hành chính. Từ đây, hình thành 3 cấp hành chính: đạo, châu (phủ), huyện; do cấp đạo có ít chức năng hành chính nên 3 cấp hành chính lúc này gọi là hư tam cấp.[27]:141Tại biên cương, kình kỳ và các khu vực trọng yếu, nhà đường thiết lập đô đốc phủ do võ quan đô đốc kiêm quản quân sự lẫn dân chính các châu quận. Toàn quốc có hơn 40 phủ Đô đốc chia làm 3 cấp: Đại, Trung, Hạ [14] Dưới đây là danh sách 15 đạo:

  1. Kinh kỳ đạo, trị sở là thủ đô Tây Kinh Trường An: Kinh Bắc phủ (nay thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây);
  2. Quan Nội đạo, trị sở ở Trường An: Kinh Triệu phủ (nay thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây);
  3. Đô kì đạo, trị sở là Đông Đô Lạc Dương: Hà Nam phủ (nay thuộc thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam);
  4. Hà Nam đạo, trị sở đặt ở Biện Châu (nay thuộc thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam);
  5. Hà Đông đạo, trị sở đặt ở Bồ Châu (nay thuộc phía tây thành phố Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây);
  6. Hà Bắc đạo, trị sở ở Ngụy Châu (nay thuộc đông bắc huyện Đại Danh, tỉnh Hà Bắc);
  7. Sơn Đông tây đạo, trị sở ở Lương Châu (nay thuộc thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây);
  8. Sơn Nam đông đạo, trị sở ở Tương Châu (nay thuộc thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc);
  9. Hoài Nam đạo, trị sở ở Dương Châu (nay thuộc thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô);
  10. Giang Nam đông đạo, trị sở ở Tô Châu (nay thuộc thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô);
  11. Giang Nam tây đạo, trị sở ở Hồng Châu (nay thuộc thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây);
  12. Kiềm Trung đạo, trị sở ở Kiềm Châu (nay thuộc huyện Bành Thủy, thành phố Trùng Khánh);
  13. Lũng Hữu đạo, trị sở ở Thiện Châu (nay thuộc huyện Lạc Đô, tỉnh Thanh Hải);
  14. Kiếm Nam đạo, trị sở ở Ích Châu (nay thuộc Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên);
  15. Lĩnh Nam đạo, trị sở ở Quảng Châu (nay thuộc thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông).

    Trấn thủ ở tại các đạo là các võ tướng gọi là đô đốc, về sau đô đốc nắm quyền ở các đạo hay một bộ phận của đạo được trao cờ tiết xưng là tiết độ sứ.[17]:442 Sau khi bình định loạn An Sử, nhà Đường liền lập ra nhiều chức tiết độ sứ để quản hạt các địa khu trong nước, gọi là phiên trấn. Về sau khiến cho Tiết độ sứ chuyên quyền ở các địa phương, một số còn gây loạn, những tiết độ sứ khác thì chiêu binh mãi mã, thành một tập đoàn quân sự riêng gần như tách biệt khỏi triều đình. Cuối thời Đường, tồn tại 3 cấp hành chính: phiên trấn (quân) và châu (phủ), huyện. Cuối thời Đường đã có khoảng 4-50 phiên trấn, trừ Kinh Triệu phủ (Kinh đô) và một vài châu nhỏ ở ngoài phủ Hà Nam, các nơi khác trong toàn quốc đều xảy ra cục diện phiên trấn cát cứ. Thời Đường Đức Tông đã từng có phiên trấn ở Hà Sóc làm loạn từng uy hiếp kinh đô Trường An, Đức Tông phải dời đến Hán Trung, suốt 4 năm mới bình được loạn, nhưng cũng từ đó về sau họa phiên trấn ngày càng lan rộng. Thời Đường Hiến Tông đã từng bình dẹp loạn Ngô Nguyên Tế ở Hoài Tây, các thế lực địa phương quy thuận triều đình trung ương, nhưng họa vẫn chưa diệt trừ tận gốc. Sau khi Hiến Tông mất thì cục diện cát cứ loạn lạc lại tiếp tục diễn ra. Và cuối cùng nhà Đường bị diệt vong trong tay một tiết độ sứ là Chu Ôn. Sau nhà Đường, thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc thực tế là kế tục cái họa của phiên trấn gây ra, chỉ một số phiên trấn nổi lên hoàn toàn độc lập.[27]:139 Nhà Đường chủ yếu có các bậc quan ở địa phương như sau:

    • Châu (quận) đứng đầu là: thứ sử (thái thú);
      • Biệt giá, Trưởng sử, Tư mã;
      • Lục sự, Tham quân sự;
      • Lục tào: Ty công, Ty thương, Ty hộ, Ty binh, Ty pháp, Ty sĩ.
    • Huyện: Huyện lệnh;
      • Huyện thừa, Chủ bạ;
      • Huyện úy, Lục sự, Tả sứ.
    • Hương: Kì lão;
    • Lí: Lý chính;
    • Thôn: Thôn trưởng;
    • Bảo: Bảo trưởng;
    • Liên: Liên trưởng.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1) Văn Lang được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam

2)Năm 179 truoc CN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu kéo dài từ 179 trước Cn - 905

3) là một trong những vị anh hùng của  dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

4 )là Triệu Việt Vương, tên thật là Triệu Quang Phục, là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân

5) 

2879–2524 TCNXích Quỷ

2524–258 TCNVăn Lang

257–179 TCNÂu Lạc

204–111 TCNNam Việt

111 TCN–40 CNGiao Chỉ

40–43Lĩnh Nam

43–203Giao Chỉ

203–544Giao Châu

544–602Vạn Xuân

602–679Giao Châu

679–757An Nam

757–766Trấn Nam

766–866An Na

866–967Tĩnh Hải quân

968–1054Đại Cồ Việt

1054–1400Đại Việt

1400–1407Đại Ngu

1407–1427Giao Chỉ

1428–1804Đại Việt

1804–1839Việt Nam

1839–1945Đại Nam

1887–1954Đông Dương
(Bắc/Trung/Nam Kỳ

từ 1945Việt Nam

6) Lý Nam Đế (503 – 548), húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân

7)Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

8) Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ (bao gồm vùng Bắc bộ ngày nay) và Cửu Chân (gồm vùng đất Thanh Hoá và Nghệ- Tĩnh) sáp nhập vào nước Nam Việt 
Ở mỗi quận, Triệu Đà đặt một chức điển sứ để cai quản, thu cống phú và một chức tả tướng để chỉ huy quân đội chiếm đóng.
Dưới quận, các liên minh bộ lạc cũ vẫn được giữ nguyên. Đứng đầu liên minh bộ lạc vẫn là lạc tướng. Nhà Triệu thi hành chính sách dung dưỡng "lấy người Di trị người Di" nhằm biến các lạc tướng, quý tộc bản địa (người Việt) thành chỗ dựa cho chính quyền đô hộ, giữ nguyên các tổ chức chính trị cũ của Âu Lạc ở các địa phương để sử dụng nó vào mục đích bóc lột.

D)  Giống với nhà Tùy, nhà Đường duy trì bộ máy các quan lại trong triều đình từ các sĩ đại phu thông qua các cuộc thi khoa cử và tiến cử. Trật tự này đã bị suy yếu khi các thống đốc quân sự khu vực được gọi là tiết độ sứ nổi lên trong thế kỷ IX

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK