Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 1: Bài thơ " Thiên trường vãn vọng" vốn...

Câu 1: Bài thơ " Thiên trường vãn vọng" vốn tác giả là 1 ông vua. Việc vua làm thơ về làng quê khiến em có suy nghĩ gì? Câu 2: Đọc bài thơ "Côn Sơn Ca" dù là

Câu hỏi :

Câu 1: Bài thơ " Thiên trường vãn vọng" vốn tác giả là 1 ông vua. Việc vua làm thơ về làng quê khiến em có suy nghĩ gì? Câu 2: Đọc bài thơ "Côn Sơn Ca" dù là bản dịch, em có cảm nhận gì về âm hưởng chung của tác phẩm. Hãy giải thích 1 số chi tiết trong bài. Cảm nhận của em về nhân vật "ta" trong bài thơ ấy *em đang cần gấp mng giúp em vs

Lời giải 1 :

1.Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.
2.

Trong Bài ca Côn Sơn, cảnh vật thiên nhiên hiện lên với dòng suối trong chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt. Phiến đá phẳng phủ rêu xanh mướt, mịn như chiếu êm. Thông, tùng mọc như nêm; rừng trúc bạt ngàn màu xanh tươi mát. Qua nét vẽ tài hoa của ngòi bút Nguyễn Trãi, khung cảnh Côn Sơn hiện liên với những đặc điểm riêng biệt, không lẫn với bất cứ bức tranh sơn thủy nào.

     Trong bài thơ, đại từ ta xuất hiện năm lần. Ta ở đây chính là Nguyễn Trãi. Ta nghe tiếng suối mà như nghe tiếng đàn. Ta ngồi trên đá lại tưởng ngồi chiếu êm. Ta nằm hóng mát, ta ngâm thơ nhàn... Giữa khung cảnh mơ mộng, hình ảnh của thi sĩ giống như một nhà hiền triết hoặc một ông Tiên ông đang đắm mình vào thiên nhiên tuyệt mĩ.

Thiên nhiên Côn Sơn khoáng đạt và thanh tĩnh. Bao trùm lên tất cả là sắc lá xanh ngời. Ở đây có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng tùng, rừng trúc che ánh nắng mặt trời, tạo ra khung cảnh tao nhã cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị... Hình ảnh cây trúc, cây tùng trong văn chương tượng trưng cho khí phách cứng cỏi của người quân tử: Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.







Thảo luận

-- Cảm ơn bn nhaa
-- vâng

Lời giải 2 :

Câu 1:

Việc vua Trần Nhân Tông làm thơ về làng quê một cách bình dị, thân thương và hiền hậu đã thể hiện được những phẩm chất quý báu của ông. Là nhà vua cao quý nhưng ông vẫn luôn mang trong mình tình yêu quê hương sâu đậm và giản dị. Chỉ có tình yêu quê hương bình dị, ông mới cảm nhận được sâu sắc từng nét đẹp và chuyển động của quê hương: từ cánh cò, đến khói bốc lên dưới bòng chiều tà, cảnh mục đồng chăn trâu,.... Những miêu tả của ông về quê hương mình chính là thể hiện đức tính thương dân, gần dân, yêu quê hương đất nước cũng như khát khao một cuộc sống bình yên cho nhân dân của vị vua tài đức này.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK