-nguyên tắc:
+các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
+các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp vào 1 hàng
+các nguyên tố có cùng số e hóa trị được xếp vào 1 cột
-cấu tạo bảng tuần hoàn:
+ô nguyên tố: mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào 1 ô, STT của ô bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó
+Chu kì: thường bắt đầu bằng 1 KL kiềm và kết thúc là 1 khí hiếm, STT của chu kì bằng số lớp e trong nguyên tử. chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
+nhóm: 8 nhóm A và 8 nhóm B, nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau, do đó có TCHH gần giống nhau
-ý nghĩa:
+biết được vị trí của 1 nguyên tố trong bảng thì có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại
+biết được vị trí của 1 nguyên tố trong bảng thì có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó
+dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì có thể so sánh TCHH của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận
Xin hay nhất nha
- Nguyên tắc
Nguyên tắc 1: Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. - Nguyên tắc 3: Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn:
+ Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).
+ Chu kì:
Chu kì là dãy của các nguyên tố mà nguyên tử của chúng cùng số lớp electron và sẽ được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
* Chu kì nhỏ: gồm chu kì 1, 2, 3.
* Chu kì lớn: gồm chu kì 4, 5, 6, 7.
+ Nhóm:
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
- Chỉ có 2 loại nhóm nguyên tố đó là nhóm A và nhóm B:
+ Nhóm A sẽ bao gồm các nguyên tố s và p.
Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng.
+ Nhóm B sẽ bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy
- Ý nghĩa:
- Khi biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó:
+ Tính kim loại, phi kim
+ Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro
+ Công thức oxit cao nhất
+ Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có)
+ Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng.
Muốn so sánh được thì cần nắm vững quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK