Trong xã hội này, những thế hệ trẻ luôn có những suy nghĩ, mục đích và hướng đi khác so với những người đứng tuổi.Họ độc lập hơn so với người lớn. Tuy nhiên, qua bài tâm sự của bạn trên, ta cũng có thể thấy, một trong những điều giới trẻ trăn trở là khó có thể nêu ra ý kiến riêng của mình phản bác lại thế hệ đi trước .
Hầu như giới trẻ khi qua quá trình "trải" bên ngoài xã hội đều sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn. Con người ngoài xã hội đánh giá bằng cử chỉ, hành động lời nói của họ là chủ yếu . Họ sẽ rất trắc trở nếu bất cẩn . Hay nếu dù có một ý kiến gì đó trong một hội trường, một cuộc họp...họ sẽ khó nói ra ý riêng của mình để phản lại ý của người trước. Đầu tiên, theo lời tâm sự đó chính là sợ sự dòm ngó,tẩy chay và cười mỉa. Thử nghĩ xem tôi nói đúng không? Vì những cái thói xấu của những người lớn ấy mà trở thành một "cú đánh" rất mạnh vào tâm lí, tinh thần các bạn trẻ . Những điều đó khiến họ trở nên tự ti hơn, ít giao tiếp hơn, rụt rè và không thể đưa ra ý kiến riêng của mình. Như vậy chẳng phải làm họ sống lệch đi với bản thân hay sao?
Nếu đi sâu xa thì cũng có khía cạnh nào đó cần phân tích. Thứ nhất, người dân Việt Nam ta cói học theo đạo lí "kính lão đắc thọ" : tức là những thế hệ trẻ sẽ phải tôn trọng , lắng nghe và học hỏi những người đi trước . Đúc kết kinh nghiệm từ đấy. Nhưng không, thực sự thế giới đang trên đà phát triển, những người đi trước thường có những suy nghĩ cổ hủ hơn, giới trẻ chúng ta không thể mãi đi vào những gì cũ kĩ không đáng học , phải tự tin đưa ra những điều mới mẻ và có ích theo ý mình. Phạm vi của cái chiều hướng này ăn sâu vào tàng thức con người xã hội, làm cho sự tự tin của giới trẻ bị thu hẹp đi vì lí do giống như lời tâm sự của bạn trẻ trên.
Thứ hai, tính cách sống khép mình của con người phương Đông cũng đã ảnh hưởng phần nào vào cách sống của giới trẻ. Họ giấu cái tôi cá nhân đi chứ không chủ động bộc phát cái tôi mạnh mẽ như người phương Tây. Vì vậy, người Việt Nam có tâm lí ngại nói lên suy nghĩ riêng trước đám đông, đặc biệt là người trẻ tuổi.
Thứ ba, thường những người lớn tuổi hơn thường luôn cho rằng mình đúng và bắt buộc giới trẻ phải noi theo đường đi của mình. Nhưng chính cái tính cổ hủ ấy đã đè bẹp đi biết bao ý kiến tươi đẹp đang vươn lên từ giới trẻ.
Thực sự mà nói, ngay chính tôi đây đang trên giảng đường học tập, khi tôi hay các bạn học sinh muốn đưa ra một ý kiến khác với giáo viên, sẽ có ít trường hợp được khen ngợi mà là bị bác bỏ ý kiến đó. Xét rộng ra ngoài xã hội, những người lớn luôn đánh giá sức trẻ là" trẻ người non dạ", cho rằng họ sẽ không đủ "đẳng cấp" như những người lớn.Mỗi lần đưa ra ý kiến lại bị soi mói "trứng khôn hơn vịt", thực sự là giới trẻ sẽ rất tủi thân. Cái cách hiểu của họ là hoàn toàn sai. Nếu được nói thẳng thừng, tôi xin nói :xã hội phát triển thì những điều mới mẻ du nhập , cách tiếp thu của giới trẻ sẽ nhạy hơn người lớn, vì vậy sẽ phải nhờ vào sức trẻ nhiều, không thể có cái ý kiến rằng "ngựa non háu đá " được. Vì vậy, đa phần người trẻ, những người giàu sức sống, sự năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhất lại trở thành những cỗ máy câm lặng, ít dám bộc lộ bản thân.
Để thực trạng này không thể xảy ra, giới trẻ sẽ vẫn luôn sống theo phong cách chủ đích của mình. Những người lớn hơn cần bác bỏ suy nghĩ cổ hủ, đừng tự cao mà hãy khuyến khích giới trẻ sống chính mình. Nhưng ngược lại người trẻ cũng cần có ý thức về cách thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến của mình: thăng thắn, bộc trực, mạnh mẽ, biết bảo vệ ý kiến riêng nhưng không được kiêu căng, thất lễ với người khác, đặc biệt là người lớn tuổi. Còn về phía những người lớn tuổi, những bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần có cái nhìn rộng mở hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi ý kiến với họ, đồng thời đánh giá và nhìn nhận đúng mức sự đóng góp của người trè chứ không nên có thái độ '’'’dòm ngó, tây chay, cười mỉa" làm ảnh hưởng đến tinh thần và tâm hồn của thế hệ trẻ.
Một xã họi phát triển khi tất cả cùng đồng lòng đi đến bước đi đúng đắn. Vì vậy những người lớn tuổi cần phải để cho giới trẻ đưa ra ý kiến của bản thân, rồi từ đó suy xét xem hợp lí hay không chứ đừng vội vã làm tổn thương tinh thần họ. Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo... Qua đó dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng thời tôn trọng ý kiến của người trẻ như mình.
@Kem
(có vài chỗ mình tham khảo mạng nha)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK